Củ sắn làm nhiều món ngon sắn luộc, sắn hấp, xôi sắn, nhưng nhớ làm điều này không có ngày cả nhà ngộ độc
Củ sắn, hay còn gọi khoai mì là loại củ giúp chế biến nhiều món ngon. Bột củ khoai mì giúp làm bánh. Củ sắn tươi được bán nhiều ngoài chợ, dùng để chế biến các món ăn như luộc, hấp dừa, nấu xôi sắn, nấu chè sắn... Những món ăn từ củ sắn thơm ngon hấp dẫn khiến nhiều người thích.
Đặc biệt vào ngày đông, xôi sắn, sắn nóng hấp cốt dừa, chè sắn nóng... rất hấp dẫn thực khách. Món ăn từ sắn thơm ngon, bùi, dễ chế biến, lại được cho là ít tinh bột đường hơn gạo, nên được nhiều người thích.
Tuy nhiên củ sắn tự nhiên có độc chất là cyanide, một chất độc có thể gây chết người ở hàm lượng thấp. Chất độc này trong sắn tương tự trong măng tươi, chúng có tự nhiên trong củ chứ không phải do canh tác hay do bảo quản. Chất độc này nếu ăn nhiều có thể gây ngộ độc ói mửa, nặng thì tử vong. Đã có những trường hợp tử vong khi ăn củ khoai mì.
Hàm lượng độc tố trong củ sắn không đều nhau giữa các giống và giữa các vị trí của củ sắn. Sắn có loại sắn ngọt và sắn đắng, sắn ngọt ít độc tố này hơn sắn đắng. Độc tố tích tụ nhiều ở vỏ, ở lõi sắn và hai đầu của củ sắn.
Cách xử lý để khử độc sắn
Khi mua sắn phải tách vỏ và ngâm vào nước. Xưa kia dân gian ngâm trong nước gạo nhiều tiếng, là để chất độc này phân hủy trong nước. Củ sắn phơi ngoài nắng cũng giúp phân hủy chất độc này.
Bạn cần ngâm kỹ trước khi mang đi luộc, hấp... Nên luộc sau khi tách vỏ thay vì luộc giữ nguyên vỏ. Nhiều người bán sắn dạo thường giữ nguyên vỏ nhằm việc chống ruồi muỗi bám vào sắn. Nhưng tại gia đình, bạn nên tách vỏ, ngâm sắn trong nước trước khi chế biến.
Tuyệt đối không nhai ngậm ăn xơ sắn. Khi làm xôi, nấu chè nên bổ đôi củ sắn ra để tách bỏ ngay lõi trước khi nấu.
Ngâm sắn và rửa nhiều lần nước để giúp khử độc tốt hơn là bóc vỏ xong cho vào chế biến luôn.
Cần loại bỏ hai đầu củ sắn, không nên tiếc để tránh độc tố.
Khi nấu sắn bắt buộc phải nấu thật chín bở mới ăn, không ăn sắn sượng. Khi luộc hấp nên thêm một chút muối cũng giúp khử độc và giúp sắn thêm đậm vị ngon hơn
Khi luộc nên mở vung để chất độc bay hơi nốt trong quá trình nấu
Khi ăn nên chấm cùng đường, mật sẽ giúp phòng ngừa ngộ độc
Không nên ăn sắn khi bụng đói, nên lót dạ bằng một chút tinh bột gì đó trước khi ăn sắn.
Không nên ăn quá nhiều sắn một lúc
Mua nên chú ý chọn
Khi mua sắn cần quan sát. Nếu thấy củ chảy nhựa có màu lạ thâm đen, xanh ở vỏ ở đầu củ thì củ đó chứng tỏ nhiều độc không nên ăn. Khi ăn thấy củ có vị đắng thì bỏ ngay.
Tuyệt đối không ăn sắn sống. Khi thấy sắn bị sượng không bở không nên ăn vì sắn đó có nguy cơ độc hại và không ngon.
Sắn là một thực phẩm ngon giúp bạn chế biến nhiều món ăn ngon hấp dẫn, nhưng tuyệt đối phải nhớ những điều trên nếu không muốn ngộ độc. Đặc biệt những đối tượng nhạy cảm như bà bầu, trẻ nhỏ, người già, người yếu bụng khi ăn sắn càng cần phải chú ý.
chuyên bán các loại thực phẩm tươi ngon như trái cây, thịt, cá,...
Article sourced from XALUAN.
Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=3670617