Có phải Maleficent cũng là nạn nhân của căn bệnh trầm cảm?

02:00' 19-10-2019
Bạn sẽ ngỡ ngàng khi nhận ra Maleficent có rất nhiều dấu hiệu của căn bệnh tâm lý này.


    Căn bệnh trầm cảm không mới, nhưng việc đối mặt với căn bệnh tâm lý này ngày càng được quan tâm hơn bao giờ hết. Đỉnh điểm là sau sự ra đi của nữ ca sĩ thần tượng Sulli - cựu thành viên nhóm nhạc nữ f(x), cộng đồng đã bắt đầu chú ý hơn đến hậu quả nguy hiểm mà trầm cảm gây ra.

    Thực tế ngoài đời là thế, còn trên phim ảnh thì căn bệnh trầm cảm cũng được khai thác dưới nhiều góc độ ý nghĩa khác nhau. Có lẽ các fan nhà chuột Disney sẽ bất ngờ khi biết rằng nhân vật phản diện Maleficent (Tiên Hắc Ám) trong bộ phim cùng tên lại chính là một bệnh nhân điển hình của căn bệnh trầm cảm.

    Giả thuyết Maleficent quyền lực cũng là một nạn nhân của căn bệnh trầm cảm? - Ảnh 1.
    1. Thay đổi hoàn toàn chỉ sau một đêm

    Trầm cảm là một căn bệnh tâm lý gây ra tâm trạng chán nản mất hứng thú với cuộc đời. Hậu quả của nó có thể dẫn đến việc thay đổi về tính cách, ngoại hình, suy nghĩ và cách hành xử theo những chiều hướng không tốt.

    Giả thuyết Maleficent quyền lực cũng là một nạn nhân của căn bệnh trầm cảm? - Ảnh 2.
    Ở hình tượng nhân vật phản diện Maleficent, chúng ta thấy được rõ triệu chứng của bệnh trầm cảm khi tính cách cô đã thay đổi 360 độ sau nỗi buồn chôn chặt trong lòng. Chính nỗi buồn khó nói này khiến cô không còn cảm giác tin tưởng vào người khác. Thậm chí kéo theo việc trở thành một con người khác hẳn trước kia, làm những hành động lệch lạc hẳn với tính cách thánh thiện trước đó.

    2. Nỗi buồn khóa chặt trong lòng chẳng nói cùng ai

    Trước đây Maleficent là một nàng tiên hiền lành, sống vui vẻ và yêu đời cho đến khi đôi cánh của cô - thứ được coi như linh hồn của Maleficent đã bị đánh cắp bởi chính người đàn ông mà cô yêu và tin tưởng nhất là Stefan.

    Giả thuyết Maleficent quyền lực cũng là một nạn nhân của căn bệnh trầm cảm? - Ảnh 3.
    Vào một buổi đêm, Stefan đã ru ngủ Maleficent bằng những lời ngọt ngào và chuốc thuốc mê cô người yêu ngây thơ. Sau đó việc gì đến cũng phải đến, tên tình nhân hai mặt đã làm những gì hắn muốn với cô tiên vô tội, trong đó có tình tiết gỡ bỏ đôi cánh đã trở thành tiền đề cho những biến cố về sau.
    Giả thuyết Maleficent quyền lực cũng là một nạn nhân của căn bệnh trầm cảm? - Ảnh 4.
     
    Giả thuyết Maleficent quyền lực cũng là một nạn nhân của căn bệnh trầm cảm? - Ảnh 5.
    Những hành động của Stefan trong đêm đó đã không được bàn đến quá nhiều so với các tình tiết khác trong phim. Tuy nhiên chính bản thân Angelina Jolie đã từng chia sẻ trên kênh radio Woman’s Hour của đài BBC rằng tình tiết này hoàn toàn có thể được hiểu là một cách ẩn dụ cho việc nàng tiên bị hiếp dâm. Bộ phim đã đặt góc nhìn về phía những người bị lạm dụng và đưa ra câu hỏi: Liệu những người bị lạm dụng sẽ đi lạm dụng người khác hay họ sẽ vượt qua và mở lòng yêu người mới?
    Giả thuyết Maleficent quyền lực cũng là một nạn nhân của căn bệnh trầm cảm? - Ảnh 6.
    Đi đến việc trở thành Tiên hắc ám với diện mạo ghê gớm mà chúng ta đang thấy hiện nay dường như là một bản ngã cần được cảm thông của nàng. Bởi Maleficent đã phải đối diện với hai cú sốc kinh khủng trong cùng một lúc: Sự phản bội từ người đàn ông cô từng coi là sinh mệnh và việc mất đi những thứ quý giá nhất trong cuộc đời.

    3. Vỏ bọc mạnh mẽ che giấu sự yếu đuối

    Khi Maleficent thức dậy và thấy đôi cánh của mình biến mất, cô đã phản ứng lại trước hiện thực khủng khiếp này bằng những tiếng la hét rầm trời trong tang tóc. Chính tiếng hét cô đơn không ai thấu này là bước tiến rõ rệt đầu tiên cho việc tâm lý của Maleficent đã bị ảnh hưởng một cách nặng nề.

    Để che đậy nỗi buồn sống đi chết lại cũng chẳng thể nguôi ngoai, từ nàng tiên hiền lành ngày xưa ấy, cô đã trở thành một phù thủy xấu xa với diện mạo ai nhìn cũng khiếp vía. Dường như việc trở thành phù thủy độc ác chỉ là cái lớp vỏ bọc tỏ ra mạnh mẽ một cách đáng thương của Nàng tiên để không cho phép ai hại nàng nữa.

    Không biết có phải ẩn ý cặp sừng là "sừng thủ" không mà sau biến cố này, Maleficent cũng không còn niềm tin vào tình yêu thậm chí là còn gây hại đến những người xung quanh vô tội. Hậu quả của việc này nguy hiểm đến mức cô đã trút giận lên cả một đứa trẻ con nhỏ xíu - Aurora (Elle Fanning), con gái của người yêu cũ.

    4. Thông điệp của bộ phim liệu có đang sai lệch?

    Sự thay đổi theo chiều hướng "bóng tối" của Maleficent là hậu quả của việc bị lạm dụng và lừa dối, chung quy lại là những cú sốc tinh thần khó đo đạc được dẫn đến bệnh trầm cảm nặng.

    Tuy nhiên, những sự biến đổi sau này của Maleficent đã khiến người xem đặt câu hỏi liệu có phải nhà sản xuất đang muốn nói rằng: Maleficent là một con quái vật bởi vì người khác là một con quái vật đối với cô chăng? Trong khi người xem thì lại luôn hy vọng một giải pháp tốt đẹp hơn như là sẽ được thấy Maleficent mạnh mẽ sau biến cố, lấy lại niềm tin tình yêu trong một vòng tay mới.

    Màn trình diễn của Angelina trong vai Maleficent có thể nói là khó ai thay thế được. Nữ minh tinh đã lột tả được một cách chân thực nỗi đau cả về thể xác lẫn tâm hồn của một người phụ nữ bị vùi sâu dưới những nỗi đau chồng chéo.

    Trailer Maleficent: Mistress of Evil (Maleficent: Tiên Hắc Ám 2)



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Cultural Perspectives Vùng: Redfern. Phone: 0431 646 710
Xem thêm

Article sourced from KENH14.

Original source can be found here: http://kenh14.vn/gia-thuyet-maleficent-quyen-luc-cung-la-mot-nan-nhan-cua-can-benh-tram-cam-20191017005047952.chn


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ