Có một sự khác biệt rất lớn đối với đứa trẻ bị la mắng nhiều và không bị la mắng
Họ nghĩ rằng, hành động này là bình thường, bố mẹ nào chẳng vì thương con cái mà rầy la vài lần, nhưng trên thực tế có sự khác biệt rất lớn giữa đứa trẻ thường xuyên bị la mắng và không bị la mắng.
Những đứa trẻ thường xuyên bị la mắng
Việc bố mẹ thường xuyên la mắng con cái mang tới nhiều hậu quả tiêu cực trong sự phát triển của một đứa trẻ.
- Thường hay cáu kỉnh, lớn tiếng cãi lại bố mẹ
Khi trẻ bị bố mẹ giáo dục theo kiểu bạo lực lời nói như thế này trong thời gian dài, chúng sẽ dần hình thành tính cách cáu kỉnh. Trẻ sẽ tin rằng, cách giải quyết vấn đề chính là cách mà bố mẹ đang đối xử với mình. Điều này sẽ khiến trẻ khó hòa đồng với người khác và gặp khó khăn trong việc tương tác với mọi người sau này.
Trẻ thường xuyên bị la mắng sẽ dần dần có tính cách tiêu cực. (Ảnh minh họa)
- Lòng tự trọng thấp, hèn nhát, hay bỏ cuộc vì sợ khó, sợ khổ
Năm 1967, nhà tâm lý học người Mỹ Martin Seligman đã đề xuất một thuyết tâm lý về sự bất lực. Nếu một người thường phải chịu đòn roi, la mắng trong quá khứ thì sau này sẽ dễ xuất hiện trạng thái tâm lý tuyệt vọng, bất lực.
Ví dụ, những đứa trẻ thường hay bị bố mẹ la mắng lâu ngày sẽ dần trở nên tự ti, không muốn bày tỏ ý kiến của mình, dần dần trở nên hèn nhát. Đặc biệt, trong tiềm thức của chúng sẽ chọn cách trốn tránh khó khăn hay những xung đột trong quan hệ tương tác với mọi người.
- Thích nịnh nọt, không dám làm mất lòng người khác
Bố mẹ thường xuyên la mắng con cái sẽ khiến chúng trở nên sợ hãi với mọi thứ. Một số đứa trẻ vì để làm hài lòng bố mẹ mà chọn cách im lặng chịu đựng sự la mắng vô lý. Điều này sẽ khiến trẻ hình thành tâm lý quá quan tâm tới thái độ của người khác, không dám từ chối.
Tính cách này thực chất là do trẻ có lòng tự trọng thấp, nó sẽ khiến trẻ sau này rất mệt mỏi khi suốt ngày phải quan tâm tới việc người ta đánh giá về mình.
- Thiếu tự tin, hay sợ hãi
Bạn có để ý rằng, mỗi khi la mắng trẻ, cơ thể của chúng sẽ co lại, điều đó có nghĩa là trẻ đang rất sợ hãi. Việc la mắng thường xuyên sẽ khiến trẻ dần dần trở nên sợ hãi bố mẹ, kém tự tin, không dám giao tiếp với mọi người.
Những đứa trẻ không bị la mắng
Ngược lại, những đứa trẻ ít bị hoặc không bị bố mẹ lo lắng thường rất vui vẻ, cởi mở, lạc quan và yêu cuộc sống hơn.
- Tính cách tự tin, hoạt bát
Bố mẹ là tấm gương phản chiếu hành vi của con cái. Những đứa trẻ lớn lên trong một gia đình hòa thuận, ít bị bố mẹ la mắng thường biết cách kiểm soát cảm xúc tốt hơn. Trong tương lai, trẻ sẽ ngày càng tự tin, dám thử những điều người khác sợ, không ngại lùi bước trước khó khăn.
- Thái độ sống tích cực, lạc quan
Khi bị bố mẹ la mắng, trẻ sẽ sinh ra cảm giác sợ hãi bị mắc lỗi khi làm sai một điều gì đó. Chính vì tâm lý này mà trẻ sinh ra thái độ bi quan về mọi thứ. Ngược lại, những đứa trẻ không bị la mắng sẽ có thái độ sống tích cực, lạc quan, yêu đời, không ngừng suy nghĩ để tìm ra cách giải quyết vấn đề, trước những khó khăn vẫn không bỏ cuộc.
Không la mắng chính là cách giáo dục mà mọi bố mẹ nên áp dụng. (Ảnh minh họa)
- Thẳng thắn, dũng cảm
Trẻ lớn lên trong một gia đình vui vẻ, hạnh phúc, bố mẹ sẽ cho chúng cơ hội để mắc sai lầm và từ đó nhận ra bài học cho chính mình. Trẻ sẽ không có tâm lý sợ hãi mỗi khi làm sai, vì nếu có làm sai chúng sẽ dũng cảm đứng ra chịu trách nhiệm.
- Yêu quý bố mẹ hơn
Khi bố mẹ không la mắng con cái, trẻ sẽ tự nhiên gần gũi và yêu quý bố mẹ hơn. Lúc này, trẻ có xu hướng muốn kể cho bố mẹ nghe mọi vui buồn của mình, giống như một người bạn.
- Có trí tưởng tượng phong phú
Bản chất trẻ con luôn là những người rất tốt bụng, những sai lầm của trẻ thường là do bản tính tò mò, không ngừng tìm tòi, sáng tạo nên đôi khi gây ra phiền phức cho bố mẹ. Nếu không bị bố mẹ la mắng với những trò nghịch ngợm của mình, trẻ sẽ được thúc đẩy phát triển trí tưởng tượng.
- Có lòng tự trọng mạnh mẽ
Khi trẻ được bố mẹ tôn trọng, trẻ sẽ dần ý thức mạnh mẽ hơn về lòng tự trọng trong xã hội. Chúng sẽ không để người khác làm tổn thương mình một cách dễ dàng. Ngược lại, một đứa trẻ nếu thường xuyên bị đánh đập, la mắng mỗi ngày sẽ quen với việc bị chèn ép, không biết cách chống cực với việc bị bắt nạt bên ngoài, lâu dần ý thức về lòng tự trọng cũng suy yếu đi.
- Thiếu khả năng chịu đựng sự thất vọng
Có lẽ đây là nhược điểm duy nhất của những đứa trẻ không được bố mẹ la mắng. Khi trẻ sống trong một môi trường quá an toàn và bình yên, khi bước vào xã hội, chúng có thể gặp phải một số tình huống khiến bản thân sợ hãi và trốn tránh. Tuy nhiên, bố mẹ có thể dạy con mình cách chống lại sự thất vọng theo những cách khác thay vì la mắng một cách tiêu cực.
Tiệm rượu với đầy đủ các lựa chọn về rượu, bia nhiều nhất tại vùng Springvale
Article sourced from AFAMILY.
Original source can be found here: http://afamily.vn/su-khac-biet-giua-nhung-dua-tre-thuong-xuyen-bi-la-mang-va-khong-bi-la-mang-bo-me-can-chu-y-20210802174529463.chn