Cô bé 12 tuổi tại Ấn Độ tử vong ngay sau khi đi bộ 320 km về nhà giữa phong tỏa
ảnh minh họa
Lệnh phong tỏa toàn Ấn Độ dự kiến kết thúc vào 14/4 nhưng đã được kéo dài đến tháng 5.
Ngày 15/4, Madkam và 11 người khác – trong đó có anh rể – bắt đầu hành trình về quê ở bang Chattisgarh. Họ quyết định đi bộ vì ở lại cũng không có việc làm và chưa biết bao giờ phong tỏa mới kết thúc, B. R. Pujari, người đứng đầu cơ quan y tế nơi Madkam sống cho biết.
“Họ đi bộ qua núi trong 3 ngày để tránh chốt cảnh sát. Jamlo đã không ăn bất cứ thứ gì sáng hôm đó vì đau bụng và bị nôn. Chúng tôi nghi rằng mất cân bằng điện giải và kiệt sức là nguyên nhân dẫn đến cái chết của cô bé”, Pujari nói.
11 người còn lại hiện đã được cách ly tại một cơ sở trong 14 ngày và sẽ được xét nghiệm Covid-19. Báo cáo sau khi chết của Madkam cho thấy cô bé không bị nhiễm nCoV.
Lệnh phong tỏa trên toàn Ấn Độ được áp dụng từ 25/3 và sẽ kéo dài đến tháng 5. Khi lệnh có hiệu lực, hàng nghìn công nhân chọn cách đi bộ về nhà vì họ bị bỏ lại mà không có công ăn việc làm và phương tiện giao thông.
Trong tuần qua, lực lượng lao động nhập cư của Ấn Độ đã từ các thành phố lớn quay trở lại làng mạc của họ làm dấy lên lo ngại về sự lây lan Covid-19 ở vùng nông thôn.
Em bé mệt mỉ ngủ gục bên hành lý ngay giữa đường.
Đây là cuộc di cư bất thường trong lịch sử Ấn Độ từ năm 1947 đến nay – thời điểm quốc gia này thoát khỏi chế độ thuộc địa của Anh và chấm dứt tình trạng đất nước bị chia rẽ bởi sự tranh chấp giữa người theo Ấn Độ giáo và Hồi giáo Pakistan.
Lệnh phong tòa toàn bộ đất nước trong vòng 21 ngày nhằm mục đích giữ chân 1,3 tỷ người tại nhà của họ, trừ trường hợp được đến chợ hoặc hiệu thuốc nhằm tránh lây nhiễm Covid-19.
Tuy nhiên, lệnh phong tỏa này cũng đã gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo cho lực lượng lao động tự do của quốc gia đông dân thứ 2 thế giới này.
Những lao động nghèo chủ yếu sống ở những khu ổ chuột tồi tàn bên trong các thành phố lớn hoa lệ. Họ không có thu nhập thường xuyên hằng ngày, không có tiền tiết kiệm và do đó không có cách nào để mua thức ăn.
Khi lệnh phong tỏa được thực hiện, họ buộc phải dời thành phố lớn, cách làng quê hàng nghìn dặm đường để tìm cách sống sót qua đại dịch.
Xe lửa bị tạm ngưng hoạt động, taxi thì quá đắt đỏ, hằng trăm chiếc xe buýt được đưa đến vùng ngoại ô của New Delhi để chở người dân về quê nhưng lúc nào cũng chật cứng và không còn chỗ.
Chính phủ Ấn Độ đã tuyên bố vào thứ ba rằng đã có từ 500.000 đến 600.000 người di cư phải tự đi bộ để trở về nhà của mình ở làng quê. Các nhà chức trách để cạnh tranh với nhau về việc sắp xếp phương tiện đi lại, nơi ở và thức ăn cho những người này.
Tuy nhiên, tất cả dường như đã quá trễ.
Một số người đã chết vì kiệt sức khi phải đi bộ không ngừng nghỉ, trong khi những người khác cũng đã tử vong vì tại nạn giao thông đường bộ.
Một số người đã bị cảnh sát đánh đập ở biên giới tiểu bang với lý do được cho là đang cố gắng quản lý đám đông người dân.
SHIV Kumari, 50 tuổi, cho biết cô đã bị chủ nhà của mình đuổi khỏi bang Haryana ở phía bắc. Cô và người con trai 28 tuổi đã sắp xếp hành lý của mình và bắt đầu hành trình gian khổ dài 900 km (550 dặm) để về nhà.
Hai mẹ con khác có biểu hiện kiệt sức khi đi qua một cây cầu bắc ngang sông Yamuna, nơi được coi là linh thiêng của người Hindu.
SHIV Kumari nói: “Chúng tôi đã đi bộ được năm ngày rồi nhưng vẫn chỉ đi được 110 km (68 dặm), quá ngắn để về được đến nhà”
Họ đi cả ngày lẫn đêm để về quê trong thời gian sớm nhất.
Cung cấp hệ thống năng lượng mặt trời thương mại với giá thấp nhất trên toàn nước Úc
Article sourced from XALUAN.
Original source can be found here: https://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2774935