Chim lia có khả năng bắt chước nhiều loại âm thanh khác nhau
Chim lia (lyrebird). (Ảnh: The Guardian)
Tuy nhiên, bạn đừng lo lắng vì đây chỉ là tiếng kêu "lừa bịp" của một con chim. Thật vậy, con chim đuôi dài màu nâu tên là Echo đã học được cách bắt chước tiếng khóc của trẻ em.
Vườn thú Taronga ở Sydney đã đăng một video gây ấn tượng về con chim này trên Twitter vào ngày 30/8. Đại diện vườn thú đăng trên Twitter: "Con chim lia (lyrebird) có tên là Echo tại vườn thú của chúng tôi có khả năng tuyệt vời trong việc bắt chước nhiều loại âm thanh, bao gồm cả tiếng khóc của trẻ em".
Echo là một loài chim sơn ca ở Australia, được đặt tên theo hình dạng chiếc đuôi của nó. Đuôi của Echo trông giống như một nhạc cụ được gọi là đàn lia, loại đàn dây hình chữ U rất phổ biến ở thời Hy Lạp cổ đại.
Chim lia được coi là "chuyên gia bắt chước". Chúng có thể "sao chép" bất kỳ âm thanh nào trong môi trường xung quanh ngay lập tức, bao gồm cả âm thanh từ cưa máy và động cơ ô tô, cũng như tiếng kêu của động vật như tiếng chó sủa và tiếng chim.
Chim Echo hiện đã 7 tuổi. Khoảng một năm trước, Echo đã bắt đầu phát ra những âm thanh giống như tiếng khóc của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không rõ làm thế nào con chim này có thể bắt chước được tiếng khóc vì vườn thú đã đóng cửa trong bối cảnh thành phố Sydney bị phong tỏa vì dịch COVID-19.
Chim lia có khả năng bắt chước tuyệt vời nhiều loại âm thanh khác nhau. (Ảnh: Vườn thú Taronga Sydney)
Đại diện vườn thú chỉ có thể cho rằng: "Echo đã nghe được tiếng khóc từ những khách đến tham quan vườn thú trước đó và tự phát triển loại âm thanh này trong thời gian bị nhốt. Tuy nhiên, điều này làm tôi lo lắng vì tôi nghĩ rằng, vườn thú là một nơi vui vẻ cho các gia đình đến thăm".
Theo Hiệp hội National Audubon, những con chim sơn ca đực sử dụng khả năng bắt chước của chúng chủ yếu để tán tỉnh chim mái. Vào mùa sinh sản của loài này từ tháng 6 đến tháng 8, chim sơn ca đực có thể được hót tới 4 giờ một ngày. Các bài hót của chúng bao gồm một tập hợp những tiếng kêu của các loài chim khác nhau mà chúng đã thu thập được từ môi trường xung quanh. Tuy nhiên, đôi khi đó là sự kết hợp các âm thanh khác không phải của chim.
Trong loạt bài "Cuộc sống của các loài chim" vào năm 1998, nhà tự nhiên học nổi tiếng David Attenborough đã giới thiệu một con chim sơn ca đang bắt chước âm thanh của camera, chuông báo động trong xe hơi và những người đi rừng sử dụng cưa xích.
Khả năng ấn tượng của chim lia khiến chúng trở thành những "kẻ lừa đảo" tài năng. Gần đây, các nhà nghiên cứu của Đại học Cornell phát hiện ra rằng, những con chim lia có thể bắt chước âm thanh của không chỉ các loài chim khác mà còn cả các nhóm chim đã tụ tập lại với nhau như thể đang gặp nguy hiểm từ một kẻ săn mồi gần đó, theo một nghiên cứu được công bố vào ngày 25/2 trên tạp chí Current Biology.
Theo nghiên cứu, những con chim sơn ca đực chỉ làm điều này khi giao phối hoặc thu hút, chinh phục con cái. Chim sơn ca cái cũng có khả năng bắt chước âm thanh nhưng chúng có thể làm điều đó vì những lý do khác, chẳng hạn như phòng vệ, theo The Guardian.
Article sourced from VTV.