Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Rủi ro “gậy ông đập lưng ông”
ảnh minh họa
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khiến nhiều hãng xe Mỹ phải dừng phân phối chính xe của họ sản xuất tại Trung Quốc. Mặc dù Tổng thống Donald Trump coi đây là chiến thắng bước đầu của chiến lược áp thuế với Trung Quốc nhưng theo nhiều chuyên gia nó lại đang làm hại chính những hãng ô tô biểu tượng của Hoa Kỳ.
Dừng nhập khẩu ô tô sản xuất tại Trung Quốc về Mỹ
Để giảm chi phí sản xuất, rất nhiều hãng ô tô của Mỹ đã chuyển dây chuyền lắp ráp sang Trung Quốc và nhập lại xe về bán tại thị trường Mỹ. Thống kê cho thấy, mỗi năm, có 50.000 xe của các hãng ô tô Mỹ sản xuất tại Trung Quốc được nhập về Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, vì ảnh hưởng bởi các biện pháp tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc mà chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang áp dụng, nhiều hãng ô tô hàng đầu của Mỹ đã phải dừng nhập khẩu ô tô sản xuất tại Trung Quốc, mới nhất là Ford.
Công ty này hủy kế hoạch nhập dòng xe crossover mới mang tên Focus Active, được sản xuất tại Trung Quốc do ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại leo thang.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã áp thuế 25% đối ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc (bất kể đó là xe do các doanh nghiệp Mỹ làm chủ) bắt đầu từ tháng 7 và đang có ý định áp thuế lên số hàng hóa khác ước tính 200 tỉ USD. Ông Trump còn đang nghiên cứu một đề xuất nữa để áp thuế lên tất cả các phương tiện nhập khẩu vì lý do an ninh quốc gia.
Trước Ford, rất nhiều hãng ô tô khác của Mỹ đã phải ngậm ngùi ngừng nhập khẩu xe lắp ráp tại Trung Quốc (Assembled-in-China) sang thị trường Mỹ khiến thị trường này rơi vào viễn cảnh ảm đạm.
Chẳng hạn, Cadillac phải dừng nhập khẩu sang Mỹ mẫu xe CT6 Plug-In sản xuất tại nhà máy của GM Thượng Hải từ đầu năm nay. Volvo định nhập mẫu xe XC60 crossover từ Trung Quốc sang thị trường Mỹ nhưng sau đó công ty này đã phải chuyển sản xuất toàn bộ mẫu xe XC60 này sang sản xuất ở Torslanda, Thụy Điển nhằm tránh thuế mới.
Ngay sau thông báo thay đổi kế hoạch của Ford, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố chiến thắng trên Twitter khẳng định rằng, từ nay hãng này có thể sản xuất xe tại Mỹ. Nhưng Ford ngay lập tức phản pháo cho biết, việc dừng nhập khẩu xe không có nghĩa là họ sẽ chuyển sản xuất xe Focus Active về Mỹ mà thực chất là không bán tại thị trường này và vẫn duy trì bán tại Trung Quốc và châu Âu.
Rủi ro “gậy ông đập lưng ông”
Từ thực tế trên, nhiều chuyên gia cho rằng, việc ông chủ Nhà Trắng ăn mừng chiến thắng trong chiến tranh thương mại với Trung Quốc là quá sớm. Hãng tin Detroit Free Press dẫn lời ông Jon Gabrielsen, nhà kinh tế thị trường chuyên cố vấn cho các nhà cung ứng và sản xuất ô tô cho biết: “Đây là bằng chứng rõ hơn cho thấy, cả Tổng thống Mỹ và các đại diện thương mại của ông đều không nắm rõ tính phức tạp của các chuỗi cung ứng toàn cầu”. Cuộc chiến này thực sự đã làm tổn hại nhiều công ty được đánh giá là biểu tượng của nước Mỹ như Ford.
Phó chủ tịch Tập đoàn Kinh tế và Lao động, Công nghiệp tại Trung tâm Nghiên cứu Ô tô, bà Kristin Dziczek cho biết: Ford đã nói rõ lý do vì sao họ không thể sản xuất ô tô tại Mỹ. Đó là vì chi phí đắt đỏ.
Ford đưa ra quyết định dựa trên đánh giá nhu cầu ô tô tại Mỹ và khả năng thu về lợi nhuận. Nhu cầu đối với ô tô nhỏ tại Mỹ gần cạn kiệt nên Ford cho rằng, tốt nhất là chuyển sang chế tạo xe ở những nơi khác trên thế giới và bán lại vào thị trường Mỹ nếu có ai cần”, bàDziczek nhận định thêm.
Đây có lẽ cũng là suy nghĩ của nhiều hãng ô tô khác khi quyết định dừng nhập xe sản xuất tại Trung Quốc về Mỹ. “Họ có thể ngừng lắp ráp xe tại Trung Quốc nhưng sẽ chuyển sang Ấn Độ, Thái Lan, Đài Loan, Ba Lan, Slovenia chứ không đưa về Mỹ. Rất nhiều nước trên thế giới giúp họ tiết kiệm chi phí sản xuất phụ tùng và lắp ráp phương tiện”, bà Dziczek nói. Như vậy, mục tiêu gia tăng áp lực để ép các hãng ô tô Mỹ chuyển công việc của ông Trump cũng không thành hiện thực.
chuyên bán các loại thực phẩm tươi ngon như trái cây, thịt, cá,...
Article sourced from XALUAN.
Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2320513