Xã hội ngày một thay đổi, quan điểm, các phương pháp giáo dục cũng thay đổi theo. Nếu trước đây, nhiều cha mẹ chẳng ngại đánh đòn khi con hư thì giờ đây, chúng ta bình tĩnh hơn, tìm đến những phương pháp tích cực. Bởi nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, việc đánh đòn, quát mắng có thể mang lại những hậu quả tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.

Tuy nhiên bà Lý Mai Cẩn, giáo sư nổi tiếng tại Đại học Công an Nhân dân Trung Quốc cho biết, có những hành vi ở trẻ mà cha mẹ buộc phải giáo dục thật cứng rắn, thậm chí buộc phải đánh đòn để trẻ sửa đổi. Tất nhiên, không ai ủng hộ việc đánh đòn con trẻ. Nhưng với 4 hành vi này, nếu cần thiết thì buộc phải làm. Nếu không càng lớn, trẻ càng không kiểm soát được hành vì của bản thân.

Giáo sư Lý Mai Cẩn.

1. Trẻ "đe dọa", ép buộc bố mẹ làm theo ý mình

Đây là trường hợp mà không ít bậc cha mẹ từng gặp qua. Khi không được bố mẹ chiều ý, không ít đứa trẻ vùng vằng: "Mẹ mà không mua đồ cho con thì con không đứng dậy" hay "Mẹ không mua thì con ghét mẹ",... Trước tình cảnh này nhiều cha mẹ đành thỏa hiệp với con. Đây là hành động sai, đúng ra cha mẹ cần kiên quyết, thể hiện sự không hài lòng và giải thích cho con biết đòi hỏi của mình là sai.

Nếu cha mẹ vẫn chiều chuộng thì nhu cầu, đòi hỏi của con càng ngày càng lớn. Sự ích kỷ, bất mãn, không biết tốt xấu cũng theo đó mà tăng. Vậy nên với những vấn đề mang tính nguyên tắc, cha mẹ cần phải cứng rắn hơn.

2. Không tôn trọng cha mẹ, người lớn tuổi, có hành vi hỗn hào

Một đứa trẻ nọ cùng mẹ đi trung tâm thương mại. Khi người mẹ đang thử quần áo, chưa kịp mua kem cho con gái thì bé đã lập tức lấy chân đạp vào mẹ. Tuy nhiên, người mẹ không có động thái nhắc nhở mà chỉ bỏ qua.

Hay có câu chuyện như này: Ông nội chuyển kênh TV. Cháu vì không được xem hoạt hình nên đã quát tháo, thậm chí đánh ông. Thế nhưng ông cũng không mắng mà vội vàng chuyển kênh lại cho cháu.

Khi nói về trình độ đọc viết của một đứa trẻ, điều đó phụ thuộc vào khả năng. Nhưng mức độ, phẩm chất đạo đức là đặc điểm cơ bản nhất của con người. Nếu con em chúng ta vô tư văng tục, hỗn hào với người lớn tuổi thì cha mẹ bắt buộc phải kỷ luật nghiêm khắc. Đây không chỉ là vấn đề giáo dục gia đình mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến tương lai, đạo đức của trẻ sau này.

3. Tính tình cố chấp, thích làm tổn thương người khác

Một số cha mẹ vì quá yêu thương con cái nên bao dung một số tật xấu ở con như nhỏ nhen, cố chấp,... Kết quả là con ngày càng xấu tính, ích kỷ, vô lý. Đứa trẻ có tính cách này chẳng bao giờ được lòng mọi người xung quanh.

Không chỉ vậy, kiểu trẻ này còn hay hả hê, thích thú trước nỗi buồn, sự đau khổ người khác. Có những đứa trẻ thích xé vở, phá đồ chơi của bạn. Cả hành vi này và cảm xúc phía sau nó đều rất nguy hiểm. Về lâu dài, trẻ không biết đúng sai khi trưởng thành rất dễ đi vào con đường phạm pháp.

4. Trẻ không có quy tắc, tiêu chuẩn

Trong quá trình trưởng thành của một đứa trẻ cần có các quy tắc. Từ 3 - 6 tuổi là thời điểm quan trọng để thiết lập các quy tắc, dạy trẻ hiểu đúng sai. Cha mẹ nên dạy trẻ điều này càng sớm càng tốt, cho con biết đâu là trật tự cơ bản, hành vi nào tốt, hành vi nào xấu.

Bên cạnh đó, cha mẹ dạy con cách bày tỏ cảm xúc hợp lý, cách giải quyết vấn đề thông qua giao tiếp và học cách bày tỏ nhu cầu bản thân đúng đắn. Trên con đường trưởng thành của trẻ, không chỉ trẻ mà chính cha mẹ cũng cần học hỏi để có thể thấu hiểu và đồng hành cùng con tốt nhất.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?

MRC North West Vùng: St Albans. Phone: 1300 676 044
Xem thêm

Article sourced from 24H.

Original source can be found here: https://www.24h.com.vn/giao-duc-du-hoc/day-con-tu-thuo-con-tho-cha-me-dung-bo-qua-4-hanh-vi-nay-cua-tre-keo-anh-huong-lon-toi-nhan-cach-sau-nay-c216a1323012.html