Cần làm gì khi bị dị ứng, ngộ độc hải sản?
|
Vi khuẩn Vibrio vulnificus gây hoại tử thường có ở trong loại thực phẩm nào?
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ Vibrio vulnificus thường sống trong môi trường nhiệt độ khoảng 20 độ C. Khu vực thường tìm thấy chúng là ở tất cả vùng nước ven biển Mỹ, phía Đông Nam và Vịnh Mexico. Loại khuẩn này ẩn trú trong hải sản chưa được nấu chín hoặc hàu sống. Trong một số ít ca mắc Vibrio, bệnh nhân có thể hoại tử và tử vong. |
|
Ngộ độc hải sản không có triệu chứng nào dưới đây?
PGS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội) - cho biết hải sản tươi sống chứa thành phần dinh dưỡng cao, có khả năng kháng khuẩn tốt, nhưng nhiều loại chứa độc tố, gây dị ứng. Ngộ độc hải sản có thể gây triệu chứng tiêu hóa như nôn, đau bụng đi ngoài, tiêu ra máu. Trường hợp nặng, nạn nhân có thể bị sốc, tử vong. |
|
Khi ăn hải sản cần tuân thủ nguyên tắc nào để không bị ngộ độc?
Khi ăn hải sản, nên chế biến và ăn nóng mới nhiều dinh dưỡng. Trong hải sản thường có ký sinh trùng và vi trùng. Vì vậy, bạn cần nấu chín kỹ mới ăn để tránh mắc bệnh. Ngoài ra, nên hạn chế luộc hay hấp những loại hải sản đã để lâu trên ngăn đá. Khi đã để lâu, hải sản chỉ thích hợp để xào, chiên hơn, bởi sau thời gian cất trữ, vi khuẩn dần hình thành, protein mất đi nhiều, không còn hương vị... Nếu hải sản bị chết hoặc bảo quản ở nhiệt độ thường, chúng rất nhanh chóng bị các vi khuẩn xâm nhập và sinh sôi nảy nở nên dễ gây bệnh. |
|
Tôm chứa tạp chất thường có đặc điểm nào sau đây?
Để tránh mua phải tôm bị bơm tạp chất, Ban An toàn Thực phẩm TP.HCM đã chỉ ra các cách nhận biết như phần đầu thường bị phù, nhô hẳn lên so với thân; nắp mang phồng ngậm nước. Phần thân tôm có tạp chất, vỏ bụng đốt một hoặc đốt 3 bị trương phồng, ngậm nước, sờ tay vào thấy nổi vẩy. Phần đuôi tương đối dễ nhận biết, đó là gai đuôi vểnh, cánh đuôi xòe. |
|
Không nên ăn hải sản cùng?
Hải sản tươi như tôm, cua, sò, ốc... thường rất ngon, bổ. Bình thường những loại hải sản này không có nguy cơ gì cho cơ thể. Nhưng nếu ăn kèm với thực phẩm giàu vitamin C thì lại gây hại cho cơ thể, như gây ngộ độc thạch tín cấp tính, có thể nguy hiểm đến tính mạng. |
|
Bệnh nhân mắc bệnh gout hay viêm khớp không nên ăn hải sản?
Những người bị bệnh gout hay viêm khớp nên kiêng hải sản và rượu bia bởi nó làm tăng axit uric trong máu dễ gây bệnh gout hoặc làm cho bệnh này tăng nặng. Ngoài ra, phụ nữ có thai và cho con bú cũng không nên ăn hải sản. |
|
Cần làm gì khi bị dị ứng, ngộ độc hải sản?
Theo Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn - Trưởng khoa Y học Cổ truyền - Bệnh viện Quân đội Trung ương 108 - khi bị dị ứng hoặc ngộ độc hải sản điều cần làm đầu tiên là loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể bằng cách nôn. Người bị ngộ độc có thể dùng lông gà (rửa sạch bằng nước muối), đưa vào gần cuống họng sẽ có phản ứng nôn ngay hoặc cũng có thể dùng ngón tay ngoáy họng. Sau đó, cần cho người bệnh uống nước trà đường nóng để bù nước, cầm đi lỏng, phân giải hòa loãng chất độc. |
Article sourced from NEWS.
Original source can be found here: http://news.zing.vn/chon-va-che-bien-hai-san-nhu-the-nao-de-khong-bi-ngo-doc-post1103270.html