Cách muối cà pháo xổi, giòn ngon trắng ngần đơn giản tại nhà
ảnh minh họa
Chuẩn bị nguyên liệu
Cà pháo: 1 kg. Khi chọn cà pháo nên chọn loại to vừa đều nhau, không chọn quá non hay quá già. Bạn chưa có kinh nghiệm chọn cà hãy cắt đôi quả cà để xem ruột cà thế nào nhé. Nếu cà non sẽ rất ít hạt, khi muối sẽ mềm không giòn, dai. Nếu cà quá già, ruột sẽ nhiều và đặc khi muối sẽ có mùi hăng không còn thơm ngon nữa.
Chọn cà pháo loại ngon là sự chuẩn bị hoàn hảo
Ớt: 20g loại cay
Muối: 5 - 10g, Tỏi: 3 củ. (Dùng tỏi Lý Sơn tăng vị thơm bạn nhé)
Riềng: 1 củ riềng khoảng 50g. Đây là thành phần không thể thiếu khi muối cà pháo. (Nếu có thể bạn hãy sử dụng thêm một ít hoa riềng, mùi vị sẽ thơm ngon hơn )
Một ít giấm, đường hoặc thêm một xíu nước mắm
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Mẹo khi sơ chế cà pháo:
Khi bạn cắt cuống cà pháo nên cho nhanh vào nước để cà không bị thâm hay sẫm màu và cắt sát cuống tránh xém vào thịt, nước ngấm vào cà mất ngon. Nếu bạn muối nguyên quả, nhớ cắt một khía nhỏ quanh quả, cà sẽ thấm nhanh và đều hơn, nếu không bạn có thể bổ đôi quả cà và nhớ bổ ngang, cà giòn hơn đấy.
Pha một ít nước muối loãng (dùng nước sôi để nguội là tốt nhất), ngâm cà trong vòng 15 - 20 phút nếu bạn đã bổ đôi cà trước đó. Nếu bạn ngâm nguyên quả cần ngâm nước muối thật đậm, ngâm đi ngâm lại độ 2-3 lần sao cho nước ngâm thật trong rồi vớt cà để ráo. Ngâm như thế này cà sẽ thải hết nhựa và chất độc ra bên ngoài, đảm bảo an toàn hơn khi sử dụng. Đồng thời, không ngâm cà quá lâu trong 1 lần dễ làm cà ngấm nhiều nước, cứ mỗi lần vớt ra bạn chờ tầm 1-2 phút cho ráo xíu rồi lại ngâm.
Sơ chế gừng, ớt, tỏi:
Riềng: cạo sạch vỏ (gọt vỏ), rửa sạch và để ráo nước (khô cũng không sao), đem riềng ra thái mỏng hoặc cắt sợi đều được. Bạn cần đập dập riềng trước khi đem muối , riềng nhanh chóng thấm vị và tiết ra mùi thơm đặc trưng.
Ở bước này, nếu bạn sử dụng hoa riềng thì chỉ cần thái không quá nhỏ là được và vẫn nên kết hợp dùng thêm củ nữa.
Ớt: để nguyên quả nếu ớt nhỏ, cắt khoanh hay băm nhuyễn đều được. Nếu bạn bổ đôi cà pháo nên bâm nhuyễn ớt để sau khi ngâm sẽ cay hơn và màu đỏ vô cùng nổi bật khi ớt bám nhiều trên cà, còn muối nguyên quả thì nên để ớt nguyên trái hay cắt khoanh để sau khi ngâm sẽ đẹp hơn, cà vẫn nguyên màu tươi, trắng trong, vừa đẹp vừa nhẹ nhàng.
Tỏi: bóc vỏ, đập dập (không cần thái nhỏ).
Sau đó bạn có thể cho cả riềng, ớt, tỏ vào cói giã cho tất cả trộn đều vào nhau, khi ngâm sẽ thấm đều, tạo mùi thơm đặc trưng, lan tỏa.
Bước 2: Pha nước ngâm
Hòa tan 2 thìa muối (chừng 40g-70g), 1 muỗng đường (10g) vào 1 lít nước rồi đun sôi tầm 1 phút. Ở bước này bạn có thể thêm một ít giấm vào để tăng độ chua, rút ngắn thời gian ngâm và thêm đường vào dung dịch này cũng không phải là điều rất cần thiết vì thêm đường chỉ tạo thêm vị ngọt cho cà.
Cho 1/3 riềng, ớt, tỏi vào khuấy đều giúp nước ngâm thêm đậm vị, đun sôi, khi bọt nổi li ti là đạt yêu cầu. Bạn nên nếm thử vị của nước ngâm và thay đổi cho hợp lí.
Bước 3: Tiến hành ngâm cà pháo
Bạn nên dùng hũ thủy tinh, sành, sứ thay vì hũ nhựa. Hũ thủy tinh sẽ giữ món cà pháo tươi lâu hơn, ngon giòn, dai và mùi vị không thay đổi trong suốt quá trình ngâm hơn so với hũ nhựa. Khi mua hũ thủy tinh về bạn cần rửa sạch, trán qua nước nóng và phơi thật khô.
Tiến hành ngâm: bạn cho 1/3 hỗn hợp riềng, tỏi, ớt dưới đáy hủ, tiếp đến cho 1/2 cà pháo lên, sau đó tiếp tục cho hết phần riềng, tỏi, ớt vào rồi cho toàn bộ cà pháo còn lại nằm trên cùng và đổ từ từ phần nước ngâm vừa pha vào ngập cà.
Ngâm cà tầm 2-3 ngày là ăn được, khi đó bạn nên kìm hãm độ thấm chua cà pháo lại bằng cách cho vào tủ lạnh và ăn dần.
Một số lưu ý
Nếu bạn cho giấm vào khi pha nước ngâm hãy cho ít thôi, giấm giúp cà mau chính hơn nhưng quá nhiều sẽ làm nước ngâm chua.
Bạn có thể pha nước ngâm bằng nước sôi để nguội thay vì đun sôi sau đó. Tránh dùng hũ nhựa, ngoài dùng hũ thủy tinh bạn có thể dùng lọ, âu đều được.
Sau khi cho cà vào hũ bạn có thể dùng túi đựng một ít nước hay miếng nhựa rồi đặt vật nặng lên để giữ cho cà không trôi và nén cà chặt lại không tiếp xúc với không khí dẫn tới tình trạng cà bị thâm và nổi váng.
Khi muối bằng cách này, có một số mẹ không dùng riềng, tỏi, ớt mà chỉ pha nước với muối, đường, giấm (đây là cách muối cà pháo từ rất lâu đời - muối nước). Kiểu ngâm này cũng giúp bạn có cà pháo muối để ăn kèm trong bữa ăn nhưng không đậm mùi, đậm vị như việc bạn thêm một số nguyên liệu khác. Chỉ tốn thêm một ít thời gian, công sức thôi đã làm món ăn tưởng chừng đơn giản trở nên đặc biệt hơn, thơm ngon hơn ngại chi mà không thử bạn nhỉ.
Ngoài những nguyên liệu trên bạn còn thể thêm vào nước ngâm như gừng (tầm 1 củ), 1-2 thìa nước mắm góp phần làm nước ngâm trên đậm đà hơn.
Nồng độ muối: nhiều muối cà sẽ lâu chua, ít muối lại mau chua nhưng mau hư không dùng được lâu, thay đổi lượng muối nếu cho hợp lý.
»
»
Article sourced from XALUAN.
Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2204338