Các sai lầm khi sơ chế và chế biến ngao
Tuy nhiên, nếu ăn ngao theo cách sai lầm, có thể sẽ khiến cả gia đình nhập viện vì bị ngộ độc. Dưới đây là một số sai lầm khi nấu ngao mà chị em hay mắc phải:
1. Các sai lầm khi sơ chế và chế biến ngao
Nấu ngao chưa đủ chín
Trong ngao ẩn chứa khá nhiều ký sinh trùng. Nếu bạn chế biến ngao chưa đủ độ chín, các loại ký sinh trùng này dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây ngộ độc.
Ăn ngao không đảm bảo chất lượng
Bạn tuyệt đối không được ăn ngao đã chết, dập, nứt vỏ bởi trong những con ngao này chứa nhiều vi khuẩn độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nấu ngao với thực phẩm giàu vitamin C
Không nên nấu cháo ngao với thực phẩm giàu Vitamin C. Các chất có trong ngao kết hợp với vitamin C dễ gây ngộ độc.
Ăn hoa quả ngay sau khi ăn ngao
Việc ăn hoa quả ngay sau khi ăn các món canh ngao hay cháo ngao sẽ gây lạnh bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, cách ăn này còn ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi, protein có trong ngao hoặc tạo thành chất không hòa tan gây rối loạn tiêu hóa, buồn nôn.
Ăn ngao, hến và uống bia cùng một lúc
Việc ăn các loại thực phẩm này cùng một lúc sẽ làm tăng tốc độ hình thành axit uric dư thừa tích tụ tại các khớp xương hoặc các mô mềm... dẫn tới mắc chứng gút, viêm khớp xương và mô mềm, rất có hại cho sức khỏe.
2. Những người không nên ăn ngao
Trẻ dưới 1 tuổi
Ngao không những giúp cho trẻ tiêu hóa tốt, tăng cảm giác ngon miệng mà còn là một yếu tố giúp phát triển chiều cao tốt ở trẻ. Tuy nhiên, trẻ dưới 1 tuổi ăn thì không nên ăn rất dễ bị lạnh bụng, đau bụng, tiêu chảy. Hơn nữa, ở giai đoạn này, khả năng nhai của bé rất kém nên chưa thể nghiền nát thức ăn và hấp thụ tốt được. Hơn thế, trẻ 1 tuổi dễ phải đối mặt với các nguy cơ dị ứng ngao, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.
Người có cơ địa dễ dị ứng hải sản
Protein trong ngao có thể hấp thu trực tiếp qua đường tiêu hóa. Nó là dị nguyên, gây dị ứng mạnh. Khi ăn ngao có thể gây dị ứng, thậm chí tiêu chảy, nôn, phát ban. Vì thế những người dị ứng nên cân nhắc ăn.
Người bị gout
Nnhững người bị bệnh gout không nên ăn bởi ngao là một loại thực phẩm có hàm lượng đạm cao, purin cao. Chất purin trong cơ thể sẽ được phân giải thành axit uric – nguyên nhân chính gây ra bệnh gout.
Người bị cảm lạnh
Đối với những người hay bị cảm lạnh không nên ăn ngao. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ngao tính hàn nên người bị cảm lạnh nên hạn chế ăn ngao để giảm khả năng bị cảm lạnh.
Người đau dạ dày
Ngao là loại thực phẩm có tính lạnh, không tốt với những người bị đau dạ dày. Nếu vẫn muốn ăn ngao, khi dùng nên ăn thêm 1 ít gừng tươi để điều hòa.
Người mắc bệnh thận
Ngao có tính lạnh và vị mặn ở biển nên những người mắc bệnh thận, ăn kém, chậm tiêu không nên ăn ngao.
Mùa đông cho trẻ nhỏ ăn ngao
Ngao rất bổ dưỡng và cung cấp nhiều chất cần thiết cho cơ thể bé. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, ngao có tính hàn, chỉ sử dụng tốt nhất vào mùa hè, không phù hợp với mùa đông. Nếu trong thời tiết giá lạnh, dùng thực phẩm này chế biến các món ăn cho bé thì có thể dẫn đến lạnh từ bên trong nên sẽ gây ra bệnh tiêu chảy.
3. Những món ngon từ ngao
Bạn có thể dễ dàng chế biến rất nhiều món ngon từ ngao để thưởng thức. Dưới đây là một số món ngon với ngao chị em có thể tham khảo:
- Ngao rim thịt:
- Ngao xào cay:
- Bún ngao
- Canh ngao nấu sấu
- Ngao nhồi tôm thịt
Xem thêm
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: http://eva.vn/bep-eva/che-bien-ngao-kieu-nay-hoi-sao-khong-ruoc-benh-vao-nguoi-c162a310258.html