Bỏ qua 7 chi tiết nhỏ dưới đây khi tắm có thể gây chết người
Cần chú ý những chi tiết nào khi đi tắm trong mùa đông để tránh những điều đáng tiếc xảy ra?
Bác sĩ Ngô Chi Dĩnh, trưởng khoa Y học gia đình, Bệnh viện Mặc Phương, Đài Bắc, Đài Loan cho biết khi tắm, đặc biệt là tắm nước nóng, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng dần lên, các mạch máu xung quanh cơ thể nở ra, lưu lượng máu dễ dàng phân tán ở các mạch máu xung quanh, lượng máu của tim giảm nhẹ. Lúc này môi trường có những thay đổi như lạnh, nóng đột ngột có thể làm bùng phát nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ nên bạn cần chú ý hơn khi tắm vào mùa đông.
Bỏ qua 7 chi tiết nhỏ dưới đây khi tắm có thể gây chết người
1. Bật hệ thống sưởi hoặc mở nước nóng ra chậu trước khi tắm
Bác sĩ cho biết để đề phòng sự thay đổi nóng lạnh nói trên, nhiều người sẽ lắp hệ thống sưởi trong nhà tắm. Bạn có thể bật sưởi trước khi tắm để phòng tắm ấm hơn. Nếu không có hệ thống sưởi, bạn cũng có thể mở vòi nước nóng ra chậu trước khi tắm, nước nóng cũng có thể làm ấm phòng tắm trước. Sau đó, bạn hãy cởi bỏ quần áo và bắt đầu đi tắm, có thể giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
2. Tuân thủ trình tự tắm
Về trình tự tắm rửa, bác sĩ khuyên bạn nên rửa tay chân trước, sau đó dội nước vào giữa cơ thể, để cơ thể thích ứng tốt hơn với sự thay đổi nhiệt độ.
3. Tắm xong mặc quần áo ngay trong phòng tắm
Nhiều người có thói quen dùng khăn tắm quấn quanh người khi tắm xong, sau đó mới ra ngoài mặc quần áo, điều này không nên làm trong mùa đông. Sau khi tắm xong, tốt nhất bạn nên mặc quần áo trong phòng tắm để vừa giữ ấm cơ thể vừa tránh nhiệt độ chênh lệch quá nhiều.
4. Đi tắm cần chú ý 3 điểm sau để đảm bảo an toàn
Nhiều người còn có thói quen ngâm mình khi tắm, các bác sĩ cho biết, đôi khi ngâm mình quá lâu khiến mồ hôi ra nhiều, có thể gây chóng mặt, sốc nhiệt, nghiêm trọng có thể dẫn đến ngất xỉu, khiến đầu va đập vào các bề mặt cứng trong nhà tắm rất nguy hiểm.
Vì vậy, nên chú ý 3 điểm để đảm bảo an toàn khi tắm, nhất là những người bị bệnh tiểu đường, mỡ máu, huyết cao, tim mạch, người lớn tuổi.
- Nhiệt độ nước không được vượt quá 41 độ.
- Thời gian tắm không quá 10 phút.
- Trước khi tắm nên thông báo với người thân trong gia đình.
5. Nếu dùng thuốc hạ huyết áp, nên uống tránh với thời gian tắm
Bác sĩ cho biết, những người uống thuốc hạ huyết áp cũng nên chú ý thời gian uống thuốc nên tránh với thời gian tắm rửa, vì sau khi uống thuốc hạ huyết áp, lúc này huyết áp đã giảm, lại tắm nước nóng thì huyết áp mạch ngoại vi cũng giảm theo. Khi đó huyết áp sẽ càng giảm và dễ xảy ra hiện tượng như chóng mặt, nguy cơ ngất xỉu và các bệnh lý khác, vì vậy bạn nên chú ý hơn.
6. Không tắm ngay sau khi ăn no
Để hỗ trợ tiêu hóa sau bữa ăn, máu sẽ tập trung ở ruột và dạ dày, nếu bạn đi tắm lúc này máu sẽ bị phân tán ra các mạch máu ngoại vi, dễ ảnh hưởng đến tiêu hóa và không tốt cho sức khỏe tim mạch, vì vậy nên tắm trước bữa ăn.
7. Những lưu ý khác:
- Không nên khóa cửa nhà tắm quá chặt vì vào mùa đông, có rất nhiều người bị cảm khi đang tắm. Việc khóa cửa nhà tắm sẽ gây khó khăn cho người khác khi thực hiện quá trình ứng cứu.
- Lưu ý không tắm ngay sau khi uống rượu bia, hoặc tắm ban đêm. Ngoài ra, khi đang bị cảm phong hàn, cơ thể không khỏe mạnh cũng tuyệt đối không nên tắm.
- Không nên dùng các sản phẩm làm sạch da có độ kiềm cao như xà phòng mà nên dùng ít sữa tắm. Riêng đối với những người da khô, tốt nhất không dùng sữa tắm mà chỉ tắm bằng nước sạch.
- Nước tắm cũng không nên quá nóng, bởi vì sau khi tắm tuy có cảm giác rất dễ chịu, song nước nóng sẽ khiến da khô và ngứa. Sau khi tắm nên dùng kem dưỡng da thảo dược thiên nhiên, tránh dùng dầu khoáng chất.
Trường có truyền thống về các chương trình học thuật, âm nhạc, thể thao và nghệ thuật.
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: https://eva.vn/suc-khoe/7-dieu-can-phai-biet-khi-tam-vao-mua-dong-de-khong-dot-tu-ngay-trong-phong-tam-c131a457844.html