Bố Già xây dựng Ba Sang như một người cha "nói nhiều" điển hình

17:00' 12-03-2021
Phần lời thoại nhiều của Ba Sang đã giúp Trấn Thành truyền tải được chất đời thường và cảm xúc trong Bố Già.


    Lưu ý: Bài viết có tiết lộ một số tình tiết trong phim.

    Trấn Thành vốn là nam MC nổi tiếng với tài hoạt ngôn trong showbiz Việt. Do đó mà tình trạng "nói nhiều" luôn xuất hiện trong mọi chương trình mà anh góp mặt. Tuy nhiên, đây cũng là thứ khiến khán giả yêu thích Trấn Thành ngày một đông đảo. Đặc biệt, trong cả web-drama lẫn bản điện ảnh của Bố Già, chàng MC đã khéo léo biến chi tiết này thành đường dẫn cảm xúc cho nhân vật.

    Nội dung cũ nhưng cách khai thác mới

    Bố Già là câu chuyện về một xóm lao động nghèo luôn ngập nước mỗi mùa mưa đến. Ba Sang (Trấn Thành) là người cha đơn thân tần tảo nuôi con ruột Quắn (Tuấn Trần) và con nuôi Bù Tọt (Ngân Chi) khôn lớn. Cách đó vài căn là gia đình các anh chị em của ông gồm Hai Giàu (NSND Ngọc Giàu), Tư Phú (Hoàng Mèo) và Út Quý (La Thành).

    Bố Già của Trấn Thành nói nhiều, thì sao? - Ảnh 1.

    Những bộ phim như Cha Cõng Con chẳng lẽ cũng là "nội dung truyền hình"?

    Kịch bản phim vẫn là những mâu thuẫn giữa anh chị em trong nhà về lợi ích của từng gia đình nhỏ trong một đại gia đình, giữa cha và con với khoảng cách giữa hai thế hệ. Nhiều ý kiến sẽ cho rằng đây là một "kịch bản truyền hình" vì đã có rất nhiều tác phẩm khai thác trong thời gian gần đây như Về Nhà Đi Con, Gạo Nếp Gạo Tẻ, Cha Và Con Gái,

    Thế nhưng, chẳng lẽ vì vậy phim điện ảnh từ nay không được phép sử dụng đề tài tình cha con, mâu thuẫn gia đình nữa sao? Vì sao phim điện ảnh lại không được phép gần gũi với khán giả? Trên thực tế, tình cha con chẳng lại xa lạ trên màn ảnh rộng Việt. Song, mỗi đạo diễn đều chọn cho mình một hướng đi mới, khai thác một góc khác của mối quan hệ thiêng liêng này.

    Bố Già của Trấn Thành nói nhiều, thì sao? - Ảnh 2.

    Tình cha - con trong Bố Già được khai thác theo hướng khác

    Vì sao phim điện ảnh lại không được phép gần gũi với khán giả? Trên thực tế, tình cha con chẳng lại xa lạ trên màn ảnh rộng Việt. Song, mỗi đạo diễn đều chọn cho mình một hướng đi mới, khai thác một góc khác của mối quan hệ thiêng liêng này.

    Cha Cõng Con (2017) của Lương Đình Dũng là hành trình người cha nghèo đưa con trai từ quê lên phố chữa căn bệnh chết người. Trong khi đó Con Là Nhà (2017) lại là câu chuyện về người cha lỡ phạm pháp lại lạc mất con nơi xứ lạ. Với Bố Già, Trấn Thành và Vũ Ngọc Đãng lại nói về ý nghĩa "nước mắt chảy xuôi" cảm động của người Việt.

    Ba Sang âm thầm hy sinh, thậm chí gánh mọi lỗi lầm và chịu hết phần thiệt về mình chỉ để cậu con trai Quắn được hạnh phúc. Đến khi anh chàng đủ sức lo lại cho cha, ông cũng không dám nhận vì sợ rằng Quắn sẽ đánh mất tương lai vì mình. Việc "giành nhau hy sinh" này hiếm có tác phẩm nào từng khai thác trước đây.

    Bố Già của Trấn Thành nói nhiều, thì sao? - Ảnh 4.
     

    Với Bố Già, Trấn Thành và Vũ Ngọc Đãng lại nói về ý nghĩa "nước mắt chảy xuôi" cảm động của người Việt.

    Thoại nhiều chính là cách để Trấn Thành chạm vào tim khán giả

    Sau khi xem Bố Già, nhiều ý kiến cho rằng phim có quá nhiều lời thoại mà thiếu đi hình ảnh đi kèm hay các thủ pháp điện ảnh. Song, họ dường như đã quên rằng lời thoại cũng chính là một thủ pháp điện ảnh. Nhà nghiên cứu điện ảnh Michael Lengsfield cho rằng thoại trong phim, tuy không có sức nặng như sân khấu, nhưng cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng.

    Bố Già của Trấn Thành nói nhiều, thì sao? - Ảnh 6.

    Sau khi xem Bố Già, nhiều ý kiến cho rằng phim có quá nhiều lời thoại mà thiếu đi hình ảnh đi kèm hay các thủ pháp điện ảnh. Song, họ dường như đã quên rằng lời thoại cũng chính là một thủ pháp điện ảnh.

    Lời thoại thể hiện rõ nhân vật, cả về câu từ lẫn sắc thái. Cuộc đối thoại sẽ bộc lộ những nhu cầu và mong muốn tức thời. Đồng thời, nó cũng tiết lộ lý lịch, trình độ học vấn, tầng lớp xã hội và một loạt các thuộc tính khác của nhân vật. Sự tương tác giữa các nhân vật sẽ tiết lộ mối quan hệ và sự cân bằng quyền lực của họ. Hội thoại cũng có thể làm sáng tỏ chủ đề của kịch bản.

    Khi xem phim, chúng ta đang "coi lén" cuộc đời của một người khác và đồng thời cũng "nghe lén" mọi lời họ nói. Ở Hollywood, có những diễn viên nổi tiếng nói nhiều như Jesse Eisenberg, những biên kịch viết hội thoại cực chất như Aaron Sorkin của The Social Network (2010). Thậm chí, Quentin Tarantino là vị đạo diễn chuyên xây dựng những cuộc hội thoại dài để làm tiền đề cho sự bùng nổ phía sau.

    Bố Già của Trấn Thành nói nhiều, thì sao? - Ảnh 8.

    Phim của Quentin Tarantino được đánh giá cao ở những cuộc hội thoại dài

    Lời thoại thể hiện rõ nhân vật, cả về câu từ lẫn sắc thái. Cuộc đối thoại sẽ bộc lộ những nhu cầu và mong muốn tức thời. Đồng thời, nó cũng tiết lộ lý lịch, trình độ học vấn, tầng lớp xã hội và một loạt các thuộc tính khác của nhân vật. Sự tương tác giữa các nhân vật sẽ tiết lộ mối quan hệ và sự cân bằng quyền lực của họ. Hội thoại cũng có thể làm sáng tỏ chủ đề của kịch bản.

    Với Bố Già, lời thoại chính là chất xúc tác để Trấn Thành truyền tải cảm xúc và sự gần gũi. Ba Sang là một nhân vật ít học và quan tâm con cái thái quá. Mọi thứ được thể hiện qua việc ông nhắc nhở Quắn và Bù Tọt mọi việc trong cuộc sống. Nhân vật của Trấn Thành cũng muốn là người đứng giữa, hòa giải cho mọi mối quan hệ của anh em trong nhà.

    Những người từng trải qua cuộc sống ở xóm lao động nghèo sẽ chẳng xa lạ gì với những cuộc cãi vã thâu đêm suốt sáng. Thậm chí, khán giả còn cảm động khi ra hình ảnh của cha mẹ mình qua Ba Sang. Chúng ta khi còn trẻ thường coi lời của các bậc phụ huynh là dài dòng, là "nhai đi nhai lại", là phiền phức. Song, tất cả chỉ để dẫn đến cái kết đầy tiếc nuối khi một ngày ta không còn được nghe giọng nói thân thương ấy nữa.

    Bố Già của Trấn Thành nói nhiều, thì sao? - Ảnh 10.

    Trấn Thành đã thành công trong việc truyền tải cảm xúc - mục đích cao nhất của bộ phim điện ảnh

    Với Bố Già, lời thoại chính là chất xúc tác để Trấn Thành truyền tải cảm xúc và sự gần gũi.

    Những đoạn hội thoại trong phim thường được Vũ Ngọc Đãng sử dụng thủ pháp long-shot (một cảnh quay dài) để thể hiện được sự liền mạch, đối đầu qua lại giữa hai thế hệ. Cả Quắn, cả Ba Sang đều có những lý lẽ riêng, phù hợp với góc nhìn, kinh nghiệm và kiến thức của họ. Để rồi những mâu thuẫn ấy sẽ dần được đẩy lên cao trào ở cuối.

    Công bằng mà nói, kịch bản của Bố Già có nhiều hạt sạn, một số nút thắt làm chưa tới. Song, đa số chúng đều có ý đồ nhất định như tạo tiền đề cho việc Út Quý thương Ba Sang nhất nhà, sẵn sàng "chia nửa mạng" cho anh hay Quắn buộc phải học cách làm cha khi chưa trọn vẹn việc làm con,…

    Song, cái mà Trấn Thành muốn truyền đạt qua bộ phim chính là cảm xúc. Khán giả ra rạp xem tác phẩm đều vì những cảm xúc, ý nghĩa mà nó mang lại chứ chẳng phải những thứ cao xa, vượt tầm hiểu biết như Blade Runner 2049 (2017). Điện ảnh là cảm xúc chứ không phải khuôn mẫu, nơi mỗi đạo diễn có phong cách riêng chỉ nhằm dẫn đến mục đích cuối cùng là sự đồng cảm của khán giả. Và Trấn Thành đã thành công.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về Siêu thị?
Big Sam Market Vùng: Niddrie. Phone: 9366 2237
Xem thêm

chuyên bán các loại thực phẩm tươi ngon như trái cây, thịt, cá,...


Article sourced from KENH14.

Original source can be found here: http://kenh14.vn/bo-gia-cua-tran-thanh-noi-nhieu-thi-sao-20210310224717587.chn


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ