"Biết nhiều chi bằng biết điều", thói quen nằm lòng của người khôn ngoan trong giao tiếp
Người khôn ngoan, khéo léo sẽ luôn có cách để những cuộc trò chuyện, giao tiếp trở nên thoải mái, dễ chịu nhất có thể. Chính vì thế, ai cũng thích ở bên cạnh họ, làm việc với họ. Ngược lại, những người thiếu nhạy cảm, tinh tế sẽ khiến người ta đôi khi thật mệt mỏi với cách hành xử "kém duyên".
Vậy nên, biết nhiều không bằng biết điều. Để ý những quy tắc giao tiếp này thì đảm bảo, không ai có thể chê trách gì bạn.
1. Có nhiều lúc, im lặng hoặc không trả lời chính diện là có ý từ chối, đừng buộc người khác nói không. Kéo dày da mặt chỉ làm cho hai bên khó xử.
2. Khen người khác nên bắt đầu từ chi tiết nhỏ để kéo gần khoảng cách bạn với họ.
Ảnh minh họa
3. Không nhở vả suông dù có thân thiết đến đâu. Họ có thể xua tay "chỗ thân quen mà tiền nong gì" nhưng bạn tuyết đối đừng mang suy nghĩ vì tình cảm mà người ta phải có trách nhiệm phải bỏ thời gian và công sức giúp đỡ mình.
4. Khi thắc mắc về một vấn đề thì nên tự mình tìm kiếm thông tin trước, mọi thứ bây giờ đầy rẫy trên MXH. Đừng hỏi những câu cơ bản về những kiến thức sơ đẳng đến nỗi người nghe lười không muốn trả lời.
5. Cố gắng ghi nhớ khuyết điểm và sở đoản của người khác để không đẩy họ vào thế khó.
6. Đừng bao giờ nói xấu bạn trai của bạn thân. Dù bạn thân ngay lúc đó có giận dữ thế nào thì chỉ có cô ấy mới mắng được, còn bạn thì không. Tin tôi đi, dù cho sau này hai người họ thật sự chia tay cũng đừng hùa theo, vì suy cho cùng đó là người cô ấy từng yêu.
(Ảnh minh họa)
7. Hạn chế dùng một câu hỏi để trả lời câu hỏi người khác dù họ là người thân với bạn cỡ nào. Ngữ khí truy hỏi thật sự khiến người khác rất khó chịu.
8. Đừng rêu rao cảm xúc của mình trên mạng xã hội, nhất là lúc mất kiểm soát cảm xúc. Lỡ không cẩn thận, sẽ đắc tội với một số người. Người ngoài cuộc cũng sẽ nghĩ bạn là người thích ồn ào, ầm ĩ.
9. Khi muốn khuyên người khác, trước tiên nên bày tỏ sự đồng cảm, hãy đứng trên góc độ của họ để suy nghĩ . "Tôi hiểu vì sao bạn làm vậy, thật ra tôi cũng từng có suy nghĩ này, nhưng lại vì một chuyện... mà thay đổi suy nghĩ". Để cho họ cảm thấy được ai đó công nhận về những nảy sinh trong tâm lý của mình, như vậy sẽ dễ dàng tiếp nhận ý kiến của bạn.
10. Bị bắt nạt trước hết nên nhẫn nại. To tiếng kêu la, càu nhàu chỉ làm bản thân trở nên đáng thương, tội nghiệp. Nói nhiều chi bằng dùng việc mà để chứng minh.
Article sourced from GUU.
Original source can be found here: https://guu.vn/nguoi-khon-ngoan-se-nam-long-10-dieu-nay-trong-giao-tiep-biet-nhieu-chi-bang-biet-dieu-KsoOAON9bp1S9.html