Bí ẩn suốt nửa thế kỷ về cái chết của Yuri Gagarin - người đầu tiên bay vào vũ trụ
Yuri Gagarin mỉm cười hạnh phúc cùng tàu Phương Đông 1 khởi hành bay vào vũ trụ
Yuri Gagarin, sinh ngày 9-3-1934, tại làng Klushino, Smolensk, Nga. Chuyến bay thành công của Yuri Gagarin vào ngày 12-4-1961, trên con tàu Phương Đông 1 đã mang lại niềm hân hoan phấn khởi cho mọi người trên khắp thế giới. Ước mơ nghìn đời của nhân loại là thoát ra khỏi sức hút của Trái đất bay vào khoảng không vũ trụ từ đây đã trở thành hiện thực.
“Đi thôi”: Anh hùng sau 108 phút ngoài không gian
Sinh ra trong một gia đình có cha làm nghề thợ mộc nhưng đến năm 16 tuổi, Gagarin tới Mátxcơva để học nghề thợ đúc trong một xưởng kim loại. Không lâu sau, chàng thanh niên đã chuyển sang trường kỹ thuật ở Saratov. Tại đây, Gagarin tham gia câu lạc bộ bay và lần đầu tiên được cất cánh lên trời. Năm 1957, Gagarin tốt nghiệp trường không quân và sau đó trở thành phi công lái chiến đấu cơ. Gagarin cưới vợ là Valentina cùng năm, rồi họ có 2 con gái.
Năm 1960, Gagarin cùng 19 ứng viên khác được lựa chọn cho chương trình vũ trụ của Liên Xô. Chỉ có 2 người được chọn cho chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ là Gagarin và phi công lái máy bay thử Gherman Titov. Một số người cho rằng, Gagarin cuối cùng được chọn do nhà lãnh đạo Nikita Khrushchev khi đó ưu tiên cho người có xuất thân khiêm tốn. Gagarin là con nhà lao động còn Titov là con trai một giáo viên.
Lúc 9h07 ngày 12-4-1961, khi tàu vũ trụ Phương Đông 1 của Gagarin rời khỏi Sân bay vũ trụ Baikonur, phi hành gia này thốt lên: “Đi thôi”. Chuyến bay của Gagarin kéo dài 108 phút, đúng một vòng quanh Trái đất, diễn ra yên ổn song suýt hạ cánh trong thảm họa khi cáp nối mô đun hạ cánh và khoang kỹ thuật tách nhau không đúng, gây rung lắc dữ dội khi tàu vũ trụ tái nhập khí quyển. Gagarin thoát ra ngoài an toàn, nhảy dù xuống một điểm gần sông Volga.
Chân dung Anh hùng Liên Xô Yuri Gagarin
Cái chết ở tuổi 34
“Ngày 27-3-1968, lúc 10h18, Gagarin chuẩn bị cho một chuyến bay huấn luyện trên chiếc MiG-15 của mình tại Sân bay Chkalovsky gần Mátxcơva” - ông Vladimir Aksyonov, đồng nghiệp của Gagarin nhớ lại - “Yuri và tôi đã hỏi ý kiến của các bác sĩ và lắng nghe thông tin dự báo thời tiết. Chuyến bay của tôi xuất phát sau anh ấy 1 giờ”, cụ ông 84 tuổi này nói.
Nhưng chuyến bay của Aksyonov đã bị hủy bỏ. Vào lúc 10h30, khi ông quay trở lại căn cứ của mình, Gagarin và đồng đội Vladimir Seryogin đã không còn trả lời các cuộc gọi radio nữa. Đến 14h50, trực thăng cứu hộ cho biết, họ tìm thấy những mảnh vụn của chiếc máy bay chở người anh hùng cách sân bay huấn luyện 65km. Thi thể của Gagarin đã được tìm thấy vào ngày hôm sau, khi ấy ông mới 34 tuổi.
“Chúng tôi nghe tiếng hét lên trong hành lang: Ôi, Gagarin đã chết! Thật là một cú sốc, tất cả phụ nữ đều khóc” - ông Sergei Kravchinsky (74 tuổi), nhớ về cái chết của Gagarin. Lần đầu tiên trong lịch sử Xô Viết, ngày quốc tang được dành cho một người không phải là người đứng đầu Nhà nước.
Sergei Kravchinsky (74 tuổi), nhớ về cái chết của Gagarin khi ông còn là một kỹ sư tàu không gian trẻ tuổi và vừa hoàn thành một lớp kiểm tra thể lực - “Chúng tôi nghe tiếng hét lên trong hành lang: Ôi, Gagarin đã chết! Thật là một cú sốc, tất cả phụ nữ đều khóc”.
Lần đầu tiên trong lịch sử Xô Viết, ngày quốc tang được dành cho một người không phải là người đứng đầu Nhà nước. Các kỹ sư làm việc với Gagarin trong khoá huấn luyện đào tạo với máy bay MiG nói rằng Gagarin thiếu kinh nghiệm về hạ cánh. Khi được nghe Ủy ban điều tra đưa ra kết luận, họ đã rất bối rối.
Theo thông báo chính thức từ Ủy ban này, phi hành đoàn đã thực hiện một thao tác đột ngột làm thay đổi tình trạng cân bằng trong không khí và dẫn đến vụ tai nạn. Alexander Glushko, một nhà sử học nghiên cứu về ngành công nghiệp vũ trụ của Liên Xô cho biết: “Báo cáo của Ủy ban điều tra gồm 29 tập và không bao giờ được công bố. Điều này đẩy các đồng nghiệp của Gagarin và chuyên gia tự đi tìm câu trả lời cho cái chết của ông”.
Bức tượng Yuri Gagarin tại Viện bảo tàng hàng không vũ trụ Mátxcơva
Tin đồn thất thiệt
Vào thời điểm đó, những tin đồn phóng đại về cái chết của Gagarin lan truyền khắp Liên Xô. Năm 2011, kỷ niệm 50 năm chuyến bay lịch sử của Gagarin vào không gian năm 1961, Điện Kremlin đã tiết lộ một số thông tin mới về cái chết của ông. Các tài liệu đã được giải mật cho biết một trong những lý do có thể dẫn đến vụ tai nạn là do một động cơ đột ngột tăng sức mạnh để tránh một quả bóng thám không làm Gagarin và Seryogin mất quyền kiểm soát máy bay.
Nhà sử học Glushko cho biết: “Lý do này hoàn toàn không thuyết phục. Hơn nữa, không có tài liệu nào trong số 29 tập hồ sơ điều tra được công bố đầy đủ”. Và ông tin rằng bí mật về cái chết của Gagarin được giữ lại để che giấu “những sai sót trong tổ chức và hoạt động của ngành không gian vũ trụ Xô Viết” - một biểu tượng của sức mạnh của Liên Xô. Ông Glushko nói thêm: “Trong trường hợp không có câu trả lời cho sự thật, tin đồn đang ngày càng gia tăng và tiếp tục lưu truyền đến ngày nay”.
Ông Sergei Kravchinsky (74 tuổi), từng là kỹ sư tàu vũ trụ vẫn nhớ về ngày mà Yuri Gagarin gặp tai nạn
Lý thuyết máy bay thứ hai
Trong chuyến thăm gần đây tới Bảo tàng Vũ trang Mátxcơva, ông Alexander Volodko, một cảnh sát đến từ thành phố Novokuznetsk, Siberia đã nói: “Cha mẹ tôi luôn khẳng định với tôi rằng Gagarin đã chết vì say xỉn”. Volodko cho biết anh muốn sự thật cuối cùng được tiết lộ. Anh nói cá nhân anh tin rằng sự thật giống như giả thuyết của phi hành gia huyền thoại Alexei Leonov cũng là người đầu tiên bước vào không gian vũ trụ nhưng ở thời điểm sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991.
Theo ông Leonov, người từng là thành viên của Ủy ban điều tra vụ rơi máy bay của Gagarin năm 1968, một chiếc máy bay của Sukhoi tiếp cận đường bay của Gagarin, rồi đột ngột vượt qua máy bay của ông với khoảng cách dưới 20m. Điều này khiến máy bay của Gagarin đổi hướng và mất kiểm soát. Vào tháng 6-2017, ông Leonov khi đã 83 tuổi tiếp tục lặp lại lý thuyết này và nói thêm: “Tôi nhìn thấy một tài liệu được giải mật của cuộc điều tra đã khẳng định điều này”.
Ông Leonov cho rằng, Ủy ban điều tra đã phải bảo vệ phi công của máy bay Sukhoi. Ông Leonov cũng biết tên người này nhưng từ chối tiết lộ và chỉ cho biết thêm là người này khá nổi tiếng nhưng hiện nay đã già, ốm yếu. “Đây không còn là bí mật nữa, đó là do sơ suất và vi phạm luật hàng không”, ông Leonov khẳng định.
Tuy nhiên, cho đến khi các tài liệu chính thức của cuộc điều tra được đưa ra công khai, nhà sử học Glushko khẳng định: “Tuyên bố này chỉ là một giả thuyết”.
Article sourced from XALUAN.
Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2117332