5 nguyên tắc vàng trong ẩm thực Nhật, cẩn thận kẻo lại ‘đắc tội’ khi du lịch ở nước bạn
ảnh minh họa
Xem Video: Người Nhật sở dĩ thông minh vì cách ăn này
Vấn đề ăn uống của người Nhật luôn làm các thực khách nước ngoài đau đầu vì "độ khó" của mình, khi mà quy tắc trên bàn ăn của một quán mì sẽ khác hoàn toàn một quán sushi, lại càng khác một quán lẩu, mà cũng chẳng giống khi ăn ở nhà. Những điều này làm ai cũng phải "chóng cả mặt, lác cả mắt" để học thuộc những chi tiết này.
Ngoài những nguyên tắc "bất di bất dịch" mà ở đâu tại Châu Á cũng có thể bắt gặp như việc dùng đũa như thế nào cho phù hợp, thì người dân Nhật Bản lại có riêng hàng loạt những quy tắc khác cho từng món ăn của mình để đảm bảo thực khách không chỉ ăn ngon miệng hơn mà còn để tránh việc ăn uống lộn xộn bừa bãi. Dưới đây là 5 nguyên tắc trong ăn uống của người Nhật thường dễ dàng bị những khách du lịch bỏ qua:
Súp miso có thể được xem như một... thức uống
Súp miso là món đi kèm với những bữa ăn thường ngày của người Nhật, bao gồm đậu hủ non và rong biển nấu với bột miso tạo nên một mùi vị đặc trưng, là món rất tốt cho dạ dày và da. Khác với suy nghĩ của nhiều người rằng việc dùng muỗng để múc miso sẽ lịch sự hơn, thì người Nhật lại không ngần ngại cầm cả chén canh lên mà húp rồi mới dùng đũa gấp rong biển và đậu hũ còn lại trong chén. Nguyên nhân của thói quen này có thể do việc húp cả chén canh sẽ khiến người ăn ngon miệng hơn và cũng là một thói quen thể hiện việc mình ăn ngon miệng thay cho lời cảm ơn đến người đầu bếp đã nấu món ăn này cho mình.
Vậy nên, bạn hoàn toàn có thể xem súp miso như một thức uống để bưng lên và uống sạch.
Đĩa đựng thức ăn có ý nghĩa rất đặc biệt
Người Nhật luôn biết cách khiến mọi thứ trở nên thật đặc biệt. Nếu như món ăn của họ đã đặc sắc thì những chiếc đĩa và khay sứ đựng những món ăn đó lại càng đặc biệt hơn. Để cho việc thưởng thức ẩm thực trở nên cầu kỳ và ngon lành hơn, những người nghệ nhân ở đây đã vẽ tay hay dát vàng những chi tiết có trên mặt đĩa hoặc dùng những phương pháp nung phức tạp để tạo ra thành phẩm cũng đặc biệt không kém. Thế nên nếu có dịp thưởng thức món ăn ở một nhà hàng sang trọng nào đó thì bạn cũng nên dành thời gian thưởng thức những chiếc bát, chiếc đĩa.
Nếu thấy một hoa văn hay hoạ tiết đặc biệt khiến bạn tò mò, cũng đừng ngại hỏi nhân viên về lịch sử của những món đồ này. Có lẽ bạn sẽ phải bất ngờ với tâm tư mà đầu bếp và nhân viên nhà hàng đã bỏ ra trong việc chọn lựa bát đĩa đấy.
Đừng nhúng cơm vào nước tương
Nhiều thực khách thích nhúng các món có cơm cuộn bên ngoài vào nước tương mà không hề hay biết thói quen đó lại làm lớp cơm bọc bên ngoài nhão ra, đôi khi còn mất đi độ dính vốn có của nó mà rơi vãi trong chén nước chấm. Điều này rất mất thẩm mỹ và khiến nhiều người bản xứ phải ái ngại. Nếu có ăn sushi, hãy tránh chấm thẳng cơm vào nước tương mà lật phần cá lại bạn nhé.
Ăn xong để lại bát đĩa bừa bộn là thiếu lịch sự
Sau khi ăn xong, đừng vo tròn rồi ném khăn giấy hay khăn tay vào chén, bát, đĩa. Cũng đừng bỏ đồ ăn thừa bừa bãi, hoặc vứt đũa, muỗng lung tung trên bàn. Dù là ở đâu, bạn cũng nên xếp khăn tay lại và để gọn gàng bên cạnh bát, đĩa, cũng như xếp các dụng cụ ăn uống sao cho ngăn nắp, sạch sẽ. Việc ăn xong và để lại một bãi chiến trường được xem như sự thiếu tôn trọng với nhân viên quán ăn và người chung quanh.
Không cần phải "boa"
Ở nhiều nước khác, "boa" hay "tip" là một văn hoá bất thành văn, nhưng ở Nhật thì không như thế. Đôi khi, việc cho nhân viên quán thêm tiền còn được xem là bất lịch sự đất. Tất cả nhân viên quán từ đầu bếp đến phục vụ đều được trả tiền đầy đủ và huấn luyện nghiêm ngặt. Đối với một số đầu bếp sushi chuyên nghiệp, việc "boa" tiền còn có thể khiến họ thấy... bị hạ thấp.
Hội chợ Tết St Albans 2024
Article sourced from XALUAN.
Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2678246