Tuyệt đối không nên cho trẻ ngủ ngay khi vừa ăn no
Sự thật thì không phải đứa trẻ nào cũng có giấc ngủ "chất lượng" và trọn vẹn như các bậc phụ huynh mong muốn. Nó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do tác động từ yếu tố khách quan (môi trường bên ngoài) hay do yếu tố chủ quan (do chính các bậc phụ huynh tạo ra). Và bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh "tỉnh táo" hơn và "bắt đúng bệnh" và trị dứt điểm hội chứng "anti - ngủ" của các thiên thần nhỏ nhà mình. Cùng xem nhanh ngay bên dưới:
1. Tuyệt đối không nên cho trẻ ngủ ngay khi vừa ăn no
Theo cơ chế sinh học, sau khi ăn no, cơ thể sẽ cảm thấy buồn ngủ. Tuy nhiên, bố mẹ không nên lạm dụng điều này để dỗ các bé vào giấc ngủ. Việc cho trẻ ăn quá no ngay trước khi ngủ sẽ dẫn đến việc đầy hơi, khó tiêu thậm chí có thể gây nên các căn bệnh về dạ dày.
Ngoài ra, lượng thức ăn không được tiêu hóa hết sẽ đọng lại trong đại tràng, làm sản sinh quá trình lên men, gây ra độc tố và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Việc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của giấc ngủ, các bé sẽ cảm thấy khó ngủ, ngủ không sâu và cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi ngay sau khi thức dậy.
2. Tạo không gian phòng ngủ "đúng giờ" cho trẻ khi ngủ
Đối với các bé sơ sinh, các bé hết sức nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh từ bên ngoài. Vậy nên, bố mẹ hãy lưu tâm đến không gian phòng ngủ cho bé. Cơ thể các bé chưa thể phân định được ngày và đêm. Do đó, việc ngủ dưới ánh đèn quá sáng vào ban đêm sẽ làm thay đổi cơ chế sinh học của trẻ, ảnh hưởng đến việc sản sinh hormone melatonin, một loại hormone gây buồn ngủ và chỉ được sinh ra khi trời tối. Đây cũng chính là lý do mà nhiều trẻ thường hay quấy khóc vào ban đêm vì cơ thể mệt mỏi nhưng lại không thể ngủ được.
Vậy nên, bố mẹ không nên cho trẻ nhỏ ngủ dưới ánh đèn quá sáng vào ban đêm, hãy tắt hết đèn khi ngủ hoặc chỉ cho các bé ngủ dưới ánh đèn ngủ mờ nhạt và không quá chói mắt. Ngoài ra, đối với giấc ngủ ban ngày các bậc phụ huynh không nên cố gắng tạo không gian tối nhất có thể, thay vào đó chỉ cần kéo rèm nhẹ và vẫn để ánh sáng chiếu vào, nhằm giúp bé dần dần phân biệt được ban ngày và ban đêm.
3. Chắc chắn rằng bé luôn thoải mái với chiếc bỉm mẹ chọn
Hãy là bố mẹ thông thái trong việc chọn mua tã phù hợp với kích cỡ, cân nặng và cả giới tính của bé. Thực tế, việc chọn tã cho bé trai và bé gái cũng có nhiều sự khác biệt. Ví dụ, bé trai sẽ cần loại tã có lớp chống tràn phía trước nhiều hơn và bé gái thì cần ngược lại. Ngoài ra, bố mẹ nên lưu ý chọn tã có thiết kế dịu nhẹ, thấm hút tốt, màng đáy thoáng khí và khô thoáng tự nhiên; bé không chỉ thoải mái khám phá, vận động suốt ngày dài mà còn dễ dàng đi vào giấc ngủ và có giấc ngủ sâu và chất lượng.
4. Giấc ngủ trưa đặc biệt quan trọng
Trẻ nhỏ thường lười ngủ trưa, đặc biệt khi ở nhà cùng bố mẹ. Và nhiều bố mẹ thường cho đó là việc bình thường, chỉ chú trọng vào giấc ngủ đêm của trẻ. Trên thực tế, giấc ngủ trưa cũng cũng quan trọng không kém.
Theo một số nghiên cứu, giấc ngủ trưa có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tập trung và ghi nhớ của trẻ nhỏ. Giấc ngủ trưa chính là khoảng thời gian giúp trẻ nạp lại năng lượng cho các hoạt động buổi chiều. Các trẻ em có thói quen ngủ trưa đúng giờ, đủ giấc thường hoạt bát, thông minh và có nhiều hơn phát triển tốt hơn.
5. Hãy giúp trẻ quý trọng thời gian ngủ và đi vào giấc ngủ một cách nhẹ nhàng
Bố mẹ đừng vì lo lắng và quát mắng để ép trẻ phải đi ngủ đúng giờ. Thay vào đó, hãy chọn cách phù hợp để giúp trẻ biết quý trọng thời gian ngủ và có thể đi vào giấc ngủ một cách nhẹ nhàng.
Các việc như trò chuyện, đọc truyện trước khi ngủ sẽ giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ, có được giấc ngủ ngon và sâu hơn. Đặc biệt, trẻ đi ngủ sau khi tiếp thu một bài học sẽ có khả năng ghi nhớ lâu hơn.
Article sourced from AFAMILY.
Original source can be found here: http://afamily.vn/giac-ngu-ngon-cho-con-mon-qua-quy-bau-dau-doi-bo-me-nhat-dinh-phai-thuc-hien-20191017123332071.chn