Mẹo giúp bạn ngủ ngon giấc cả đêm

04:00' 25-01-2023
Hẳn bạn từng nghe tới một số mẹo giúp nhanh buồn ngủ như tập hít thở, tắm nước ấm, nhẩm đếm số. Nếu các cách này không hiệu quả với bạn, thử vài mẹo lạ dưới đây có thể mang tới tác dụng bất ngờ.

1. Kể chuyện trước khi đi ngủ

Tại sao chỉ đọc truyện cho trẻ trước khi đi ngủ mà không làm việc đó với chính mình? Theo các chuyên gia về giấc ngủ, đọc một cuốn sách nhẹ nhàng hay kể thầm cho bản thân nghe một câu chuyện tưởng tượng có thể giúp tâm trí dịu lại. Tránh chọn những truyện quá giật gân hay gây hoảng sợ khiến não thêm căng thẳng. Nên chọn những kiểu truyện lãng mạn, hư cấu, mô phỏng giấc mơ…

Nếu đọc sách, nên chọn sách giấu vì ánh sáng xanh từ các thiết bị di động có thể gây phản tác dụng. 

2. Ngủ ngoài trời

Ngủ bên ngoài giữa tiết trời lạnh giá nghe có vẻ không đúng lắm nếu muốn ngủ ngon. Nhưng khoa học đã chứng minh cách này hiệu quả.

Chuyên gia về giấc ngủ giải thích: Nhịp sinh học mỗi ngày hay chu kỳ giấc ngủ của bạn liên quan tới việc tiếp xúc với ánh sáng. Khi ra ngoài trời và hòa mình với thiên nhiên, bạn có thể thiết lập chu kỳ giấc ngủ theo nhịp tự nhiên của ngày và đêm, bao gồm sự mọc và lặn của mặt trời. Giữa mùa lạnh này, nếu ngủ ngoài trời, bạn nhớ mang theo lều và giữ đủ ấm với chăn, nệm.

3. Kéo giãn cơ

Có một kỹ thuật gọi là Giãn cơ tiến triển theo giai đoạn - bạn siết chặt rồi thả lỏng các cơ như thể đang massage cho chính mình - sẽ giúp toàn cơ thể được thư giãn.

Kỹ thuật này gồm 3 bước: 1. Hít một hơi thật sâu. 2. Siết chặt một nhóm cơ nào đó và giữ lại. 3. Thả lỏng. Bạn có thể bắt đầu từ các ngón chân rồi di chuyển dần lên toàn bộ cơ thể. Mỗi lần tập trung vào một nhóm cơ riêng như: Bàn chân, bắp chân, đùi, bụng, mông, cánh tay, vai, cổ và mặt.

4. Trồng cây chuối

Bạn không nghe nhầm đâu, tư thế này có thể giúp lưu thông máu tới não, đặc biệt là các tuyến yên và vùng não điều khiển thân nhiệt… 

Trồng cây chuối - chổng ngược đầu xuống dưới, chân lên trên - cũng hỗ trợ giải độc tuyến thượng thận, giúp loại bớt suy nghĩ tiêu cực và thúc đẩy suy nghĩ tích cực hơn. Tư thế này không khó như bạn tưởng. Bạn có thể tựa thân mình vào tường cho đến khi có đủ thăng bằng và sức mạnh vùng lõi cơ thể để lên tư thế trồng cây chuối dễ dàng hơn. 

5. Làm mát cơ thể

Các nghiên cứu cho thấy nhiệt độ mát mẻ giúp ngủ sâu sơn, giảm số lần thức giấc. Hầu hết mọi người ngủ ngon nhất ở nhiệt độ phòng khoảng gần 19 độ C. Nếu thời tiết mát mẻ, thậm chí lạnh mà vẫn trằn trọc, có thể bạn đang mặc quá ấm hay đắp nhiều chăn. Nên mặc đồ ngủ nhẹ, thoáng và đắp chăn không quá dày.

6. Giữ chân ấm

Bạn nên giữ phòng thoáng và cơ thể mát nhưng cần làm ấm bàn chân để dễ ngủ hơn. Chân lạnh sẽ ngăn cản lưu thông máu, dẫn tới tuần hoàn máu kém. Một số nghiên cứu khuyến nghị, đeo bít tất khi lên giường có thể thúc đẩy lưu thông máu, giúp mạch máu ở bàn chân giãn ra, làm mát cơ thể.

Các chuyên gia lý giải: Bằng cách làm ấm chân và hạ nhiệt độ trung tâm cơ thể, bạn đang phát tín hiệu cho não biết đã đến giờ đi ngủ. Các nghiên cứu cũng khẳng định  làn da ấm, bao gồm da ở bàn chân, có thể giúp bạn dễ ngủ hơn.

7. Cố thức

Liệu đây có phải lời xúi dại? Thực tế đây là một kỹ thuật được gọi là cố tình làm ngược: Bạn lên giường nằm mà không làm bất cứ điều gì để cố ngủ, mà cố gắng để thức lâu nhất có thể. Mục đích của việc này là hóa giải nỗi lo không ngủ được và biến nó trở thành điều bình thường trong trí não. Làm cách này, cảm giác bồn chồn và áp lực “phải ngủ” giảm xuống, giấc ngủ sẽ tự nhiên đến khi bạn không quá mong đợi nó. 

Theo chuyên gia giấc ngủ, việc “cứ thức” thay vì “cố ngủ” sẽ giúp bạn ngừng tiêu hao năng lượng để loại bỏ những gì mình không muốn mà tập trung năng lượng vào những gì mình muốn: Một giấc ngủ ngon. 

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về Nhà hàng?

Crystal Jade Vùng: Melbourne. Phone: 9639 2633
Xem thêm

ẩm thực đồ biển Trung Hoa ngon nhất vùng Melbourne


Article sourced from EVA.

Original source can be found here: https://eva.vn/suc-khoe/tet-nhieu-nguoi-bong-kho-ngu-ap-dung-7-meo-sau-de-ngu-ngon-giac-cach-cuoi-co-ve-nguoc-doi-c131a545557.html