Đồ uống ‘ăn kiêng’, không đường" gây ra bệnh tiểu đường?

14:41' 08-05-2019
Các loại đồ uống được quảng cáo là ăn kiêng, không đường, ít calo lại có thể gây ra bệnh tiểu đường chết người, theo nghiên cứu mới từ Úc.


Đồ uống ăn kiêng không “đỡ có hại“ như mọi người lầm tưởng - ảnh minh họa từ internet

Các nhà khoa học từ Đại học Adelaide (Úc) đã phát hiện ra chính các loại đồ uống "ăn kiêng", "không đường", có hàm lượng calo thấp lại có thể khiến người dùng mắc bệnh tiểu đường chết người.

Bởi lẽ, thức uống không dùng đường thường sử dụng các chất tạo ngọt thay thế. Tuy chúng không phải là đường, không tạo ra calo, có thể khiến người dùng không thừa đường, ít tăng cân, nhưng lại phá hoại cơ thể theo kiểm khác.

Kết quả kiểm nghiệm phân của 29 người dùng một viên nén tương đương với 1,5 lít nước ngọt ăn kiêng cho thấy các vi khuẩn đường ruột tốt của họ bị sụt giảm đáng kể. Trong khi đó, những vi khuẩn này đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phân hủy thức ăn, giúp người ta tiêu hóa thuận lợi.

Ngoài ra, còn có sự gia tăng của các vi khuẩn "cơ hội", vốn là những vi khuẩn gây bệnh luôn chực chờ khi cơ thể yếu, sức đề kháng giảm, chúng sẽ trối dậy và tấn công.

Một loại vi khuẩn mang tên Butyrivibrio cũng bị sụt giảm do chất tạo ngọt. Butyrivibrio lại cực kỳ quan trọng trong việc giải phóng hormone GLP-1, vốn giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Nói cách khác, nước ngọt và các đồ uống ăn kiêng có thể không làm bạn tiểu đường vì nạp vào quá nhiều đường cùng lúc, nhưng khiến bạn tiểu đường vì làm hỏng cơ chế kiểm soát đường huyết.

Nghiên cứu vừa được trình bày tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Châu Âu về Nghiên cứu Bệnh tiểu đường vừa diễn ra tại Berlin, Đức.

Trước đó, một nghiên cứu khác từ Israel và Singapore cũng tìm thấy 6 chất làm ngọt nhân tạo phổ biến - aspartame, sucralose, saccharin, neotame, preferame và acesulfame kali-k có thể gây độc cho vi khuẩn đường ruột.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?

Dr Daniel Mulino Vùng: Sunshine. Phone: (03) 9070 1974
Xem thêm

Article sourced from XALUAN.

Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2530678