(Ảnh: 9 News).

Đề xuất phạt theo thu nhập

Báo 9News dẫn một báo cáo do Viện Nghiên cứu Australia công bố, việc áp dụng mức phạt giao thông cố định đối với người lái xe chạy quá tốc độ là không công bằng và mang tính luỹ thoái (mức phạt tăng trong khi thu nhập giảm) đặc biệt trong cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt hiện nay.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra việc áp dụng mức phạt đối với vi phạm chạy quá tốc độ tỷ lệ thuận với thu nhập của một người, như cách Phần Lan đang thực hiện sẽ công bằng hơn.

Ở Phần Lan, mức phạt vi phạm giao thông được tính dựa trên thu nhập hàng tháng của người lái xe và việc có người phụ thuộc hay không.

Trước đây, từng có trường hợp một tài xế giàu có người Phần Lan - ông Anders Wiklöf - đã bị phạt gần 200.000 đô vì lái xe vượt quá tốc độ trong suốt 32km.

Mức phạt đối với ông Anders Wiklöf được tính dựa trên thu nhập rất cao của người này.

Trong khi đó, những người có thu nhập thấp nhất ở Phần Lan nếu vượt quá tốc độ cho phép trong phạm vi dưới 10km/h chỉ phải nộp khoảng 33 đô còn người có thu nhập cao nhất sẽ phải nộp tới khoảng 295 đô.

Mức phạt cố định khiến người thu nhập thấp khổ sở

Còn tất cả các bang của Australia, tiền phạt vi phạm giao thông được áp dụng ở mức cố định tùy theo hành vi vi phạm.

Viện Australia cho biết mức phạt vì tội chạy quá tốc độ có thể khiến những người có thu nhập thấp gặp khó khăn tài chính trong khi chỉ là vấn đề nhỏ đối với những người có thu nhập cao.

Bà Alice Grundy, Giám đốc nghiên cứu của Viện Australia và đồng tác giả báo cáo, cho biết: "Đối với một người có thu nhập thấp, tiền phạt chạy quá tốc độ có thể khiến họ gặp khó khăn. Và việc một tỷ phú phải nộp mức phạt chạy quá tốc độ 200 USD tương tự như người có thu nhập thấp là không công bằng".

Báo cáo trên dẫn lại một ví dụ đau lòng từng xảy ra năm 2014 khi đó một nữ thổ dân Canada đã chết khi bị giam giữ ở Tây Australia vì không thể trả 1.000 đô la Australia tiền phạt.

Hơn nữa, nếu không kịp nộp phạt, tiền phạt cứ tích lũy dần và có thể gây ra một vòng luẩn quẩn. Người vi phạm bị treo hồ sơ vi phạm, phải chịu các chế tài cưỡng chế như hủy đăng ký ô tô hoặc bằng lái xe, dẫn đến giảm khả năng làm việc và nộp phạt.

Còn ông Zyl Hovenga-Wauchope, Giám đốc điều hành Financial Counseling Victoria nhận định, mức phạt cố định vì chạy quá tốc độ là trái với nguyên tắc công bằng của Australia.

Ông cho rằng nếu áp dụng mô hình tỷ lệ phạt dựa trên thu nhập và sinh kế sẽ là bước đi quan trọng để đạt được sự công bằng giữa người Australia.

Hơn nữa, chế tài xử phạt này còn có thể giúp tăng tổng số tiền thu từ tiền phạt và có thể chuyển tiền phạt sang hỗ trợ nâng cao an toàn đường bộ.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?

Dr Daniel Mulino Vùng: Sunshine. Phone: (03) 9070 1974
Xem thêm

Article sourced from baogiaothong.vn.