Tình yêu – thứ tình cảm mà sâu thẳm trong mỗi con người đều khát khao, mong chờ và mê đắm. Giữa dòng đời đông đúc, ai cũng muốn tìm thấy một người mang tới nụ cười, niềm vui và sự bình an trong lòng.

Đời muôn ngàn hướng, tình trăm ngàn lối, mỗi người đều có lựa chọn riêng, con đường riêng để tìm tình yêu. Chỉ là dù đi đường nào thì cũng không thoát khỏi luật nhân quả trong tình yêu, người gian dối sẽ gặp người dối gian, người chân thật sẽ tìm thấy chân tình.

Hẳn là sẽ nhiều người không tin, hẳn là sẽ nhiều người cho rằng đó chỉ là lý thuyết suông, không có giá trị hữu dụng. Đó là vì nhân quả đến thì ta chưa biết đấy là nhân quả, nhân quả đến nhưng ta lại cho đó là số phận, là rủi ro, là điềm ông trời không thương xót. Rồi ngồi than thân trách phận, chửi đời chửi người, có mấy ai đường tình trắc trở mà tự kiểm điểm lại mình.

Mượn chút lý lẽ nhà Phật, xin mạn phép bàn chút về nhân quả, về tình yêu, về những điều tưởng vô lý mà có lý nhất trên đời. Hiểu Lời phật dạy về nhân quả trong tình yêu để sống một cuộc đời trọn vẹn.

Vạn sự tùy duyên

Không phải chỉ người theo Phật, hướng Phật mới biết tới đạo lý này, chắc hẳn hầu như ai đó cũng từng nghe từng thấy, từng đọc ở đâu đó 4 chữ “vạn sự tùy duyên”. Mỗi con người, mỗi tình yêu đến với đời ta đều vì chữ “duyên”, duyên đến hoa nở, duyên đi hoa tàn, không cưỡng cầu được.

Thế mới có chuyện hai người xa lạ, vô tình gặp nhau giữa triệu triệu người mà lại cảm mến nhau, trở nên gần gũi thân thuộc. Thế cũng mới có chuyện, hai người tưởng chừng không thể chia lìa, đầu gối tay kề sớm tối mà cũng có ngày lạc nhau giữa biển trời mênh mông, thành người dưng nước lã.

Nhưng “duyên” vì đâu mà đến, vì đâu mà đi? Chẳng phải vì đó là nghiệp, là báo hay chính là luật nhân quả trong tình yêu đó sao. Vì sao ta gặp người này mà không gặp người kia? Chẳng phải vì tình yêu của chính ta hay sao.

Nếu bạn yêu vật chất, thích hư vinh, vậy người dẫu tốt mà giản dị có ở ngay trước mặt bạn cũng chẳng màng, nhưng người hào hoa, bóng bẩy thì thoáng qua thôi cũng quyết đuổi theo. Nếu bạn ưa hình thức, mê cái đẹp thì người dẫu chân thành nhưng kém nổi bật có ngỏ lời ngỏ ý bạn cũng chẳng quan tâm, mà cố tìm cho được đối tượng theo tiêu chuẩn.

Mỗi người có quan điểm tình yêu khác nhau, lý tưởng về tình yêu khác nhau nên duyên đến cũng khác nhau. Không tìm người tốt nhất, chỉ mong người phù hợp nhất, sự phù hợp ở đây chính là nhân quả.

Mơ ước tình yêu ngọt ngào sẽ gặp người lãng mạn, mơ ước tình yêu đơn giản sẽ gặp người chân thành, mơ ước tình yêu giàu có sẽ gặp người biết lợi dụng. Duyên vốn do người tạo, không thể trách được trời.

Gieo nhân nào gặt quả ấy

Nhân quả báo ứng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc đời con người. Luật nhân quả trong tình yêu cũng như bao luật nhân quả ở đời, làm thiện hưởng thiện, làm ác chịu ác.

Có ai từng tự hỏi tại sao mình lại khổ đường tình như thế, yêu người không yêu mình, theo đuổi người ta kiên trì, bền bỉ mà vẫn bị phũ phàng? Phải chăng, trong những ngày tháng trước, ta đã vô tình làm tổn thương một người khác.

Gặp gỡ rồi chia ly, tình yêu không có đúng sai, nay ta yêu người này, mai ta yêu người khác, sự thay đổi của cảm xúc hoàn toàn không phải điều gì quá đáng. Có quá đáng chỉ là thái độ, cách hành xử của mỗi người.

Lừa dối, phản bội, không chân thành, thiếu kiên nhẫn, vụ lợi, tệ bạc,… đều không phải lỗi cả việc tình yêu thay đổi mà là lỗi của những nhân cách bị khiếm khuyết.

Đừng vin vào cớ hết tình nên đối xử tệ với nhau. Không còn tình yêu nhưng luôn có tình người, đủ để thẳng thắn, tôn trọng và dành cho nhau những ấn tượng tốt đẹp sau cuối.

Nhân quả trong tình yêu thường đến sớm, ngay khi ta phụ một người, thì tức là ta đã gieo nghiệp ác, tự biến mình thành kẻ vô đạo đức, vô lương tâm. Chuyện sau này chưa bàn, trước mắt trong lời người thiên hạ, ta đã chẳng phải một người đáng trọng.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?

SUPA VALU Vùng: Delahey. Phone: 9362 1207
Xem thêm

Article sourced from TUVINGAYNAY.

Original source can be found here: https://tuvingaynay.com/loi-phat-day-ve-luat-nhan-qua-trong-tinh-yeu-khong-nen-coi-thuong.html