Trả vợ về cho bố mẹ dạy lại, nhưng vừa vào tới sân, tôi choáng váng

02:00' 03-06-2023
Chồng tôi tính gia trưởng, anh luôn cho mình quyền định đoạt mọi việc trong nhà. Không những thế, anh còn ham nhậu nhẹt. Rượu vào lời ra, cứ có hơi men là anh ăn nói lung tung, chẳng suy nghĩ. Tiền tháng kiếm được bao nhiêu “đổ” cả ra quán nhậu. Vì vậy lấy anh, tôi chẳng được nhờ cậy gì cả về mặt kinh tế lẫn tinh thần. Chồng chỉ gọi là cho có, chứ anh chưa bao giờ làm tròn trách nhiệm.

Mệt mỏi nhất là mỗi khi vợ chồng xảy ra mâu thuẫn là anh lại tuyên bố “ly hôn”, hoặc đuổi vợ về ngoại khiến tôi có cảm giác dường như hôn nhân chẳng có ý nghĩa gì với anh. Không những thế, khi tôi làm điều gì không vừa ý là anh sang tận nhà ngoại để chê trách, bóng gió nói bố mẹ tôi không biết dạy con gái. Không ít lần tôi góp ý:

“Chúng ta đều đã trưởng thành, có gia đình riêng, anh đừng động tí lại gọi bố mẹ em như thế. Ông bà già rồi, mình chưa bao hiếu được ngày nào, thì cũng tránh làm họ phải phiền lòng vì con”.

Nhưng anh quát lại:

“Bố mẹ cô có con gái không dạy, đã gả đi. Tôi chưa mang trả cô về cho họ là còn may đó”. 
 

Mỗi khi vợ chồng xảy ra mâu thuẫn là anh lại tuyên bố “ly hôn”, hoặc đuổi vợ về ngoại khiến tôi mệt mỏi. (Ảnh minh họa)

Thái độ ngang ngược của chồng khiến tôi chán nản tới chẳng còn muốn đôi co. Bởi 2 đứa to tiếng thêm là kiểu gì anh cũng sẽ sang nhà ngoại kể tội vợ. Bố mẹ tôi hiểu tính con rể, một mặt họ nín nhịn, một mặt khuyên tôi:

“Đã là vợ chồng thì phải nhìn nhau mà sống, ‘cơm sôi bớt lửa muôn đời chẳng khê’. Tính chồng đã như thế rồi, con phải khéo léo mà lựa. Đừng để tí tí lại mang nhau ra cãi lộn rồi ầm ĩ nhà cửa, hàng xóm nhìn vào họ đánh giá”.

Hôm ấy tôi bị cảm, nhờ chồng nấu cho bát cháo, anh lại bảo:

Muốn ăn gọi người ta ship tới. Tôi bận”.

Rồi anh lên xe đi một mạch, 4h chiều mới về, người sực mùi men. Vừa dựng được xe vào cửa, anh đã hỏi:

“Sao giờ này chưa thấy cơm nước gì?”.

Tôi nằm trong giường nói vọng ra:

“Em mệt quá không nấu được bữa tối. Anh tự nấu hoặc mua gì về ăn”.

Thế là anh tức tối đá bàn đá ghế, miệng không ngớt mắng vợ:

“Cô giỏi rồi, giờ còn dám sai chồng vào bếp nấu cơm nữa hả? Để tôi giao trả cô về cho bố mẹ cô dạy lại. Loại vợ như thế này tôi đuổi cổ”.

Miệng nói, tay anh lấy điện thoại bấm số. Không để bố mẹ vợ kịp nói câu nào, anh đã xối xả nói họ không biết chỉ bảo con gái, để tôi lấy chồng mà không biết làm vợ. Không những thế, chồng tôi còn tuyên bố sẽ dẫn vợ trả lại cho nhà ngoại dạy lại con.

Bố mẹ vợ không nói gì, chồng tôi càng được đà lấn tới. Trên đường đi, anh còn luôn miệng dọa nạt:

“Nếu lần này bố mẹ cô vẫn không thể bảo ban con gái sống cho nên hồn, đừng trách tôi không nhận lại vợ nữa”.

Không ngờ, miệng vừa nói dứt câu, xe tới ngõ nhà ngoại, chồng tôi liền ngây người thấy bố mẹ vợ căng phông bạt, thuê loa đài, kết hoa tươi khắp cổng. Ông bà còn đặt cả chục mâm cỗ mời họ hàng tới liên hoan, đợi con gái về.

Chồng vừa nói dứt câu, bố mẹ tôi đã ở ngoài sân. (Ảnh minh họa)

Vừa nhìn thấy tôi, họ cười tươi chạy ra đón:

“Nghe chồng con bảo sẽ dẫn con về trao giả nên bố mẹ mở tiệc mừng đây”.

Nói rồi, bố tôi đưa mắt sang nhìn con rể, giọng ôn tồn:

Bố mẹ gả con Phương (tên tôi) cho anh những mong nó có được tấm chồng tử tế, biết yêu thương trân trọng nó. Đằng này con tôi hi sinh nhịn nhục mọi thứ vì chồng, đổi lại anh vẫn coi thường, nay dọa ly hôn, mai dọa đuổi. Vậy thì hôm nay tôi chính thức mở tiệc đón con gái tôi về, mừng nó thoát khỏi bể khổ. Tôi gả chồng cho nó hoành tráng thế nào thì ngày đón nó về cũng sẽ long trọng, rộn ràng như thế”.

Nghe bố vợ nói, mặt chồng tôi tái xanh. Miệng lắp bắp mãi không ra tiếng. Biết rằng đã đi quá giới hạn chịu đựng của nhà vợ, chồng tôi cuống quýt nhận sai, xin bố mẹ và tôi tha thứ nhưng tôi không chưa đồng ý. Tạm thời tôi vẫn ở nhà ngoại, nói cần thời gian để suy nghĩ lại xem có quyết định ra tòa hay không.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?

Marcellin College Vùng: Bullen. Phone: 9851 1589
Xem thêm

Article sourced from EVA.

Original source can be found here: https://eva.vn/tam-su/dan-vo-tra-ve-nha-ngoai-cho-bo-me-day-lai-nhung-vua-vao-toi-san-toi-choang-vang-c391a558901.html