Photo: Yahoo News Australia
Nghiên cứu này được thực hiện đối với 4,600 học sinh tiểu học và trung học tại các trường công lập có ít học sinh là người Thổ dân và di dân. 
Gần phân nửa số học sinh được khảo sát (43%) báo cáo rằng các em đã nhìn thấy giáo viên phân biệt chủng tộc với các học sinh khác.
Cuộc khảo sát mang tên Lên tiếng Chống nạn Phân biệt chủng tộc – được dẫn đầu bởi Đại học Quốc gia Úc và Đại học Tây Sydney – tiết lộ các học sinh người Thổ dân và những học sinh có nguồn gốc dân tộc thiểu số chịu đựng sự phân biệt chủng tộc nhiều nhất, với 40% báo cáo phân biệt chủng tộc được đưa ra bởi các bạn cùng lớp.
20% học sinh thuộc nhóm này cũng bị phân biệt chủng tộc bởi giáo viên.
Trong một tuyên bố chung của phe đối lập, người phát ngôn phụ trách giáo dục Tanya Plibersek và người phát ngôn phụ trách các vấn đề đa văn hóa Andrew Giles cho biết báo cáo chính là lời kêu gọi hành động, vì “các trường học đang phản ánh thực trạng xã hội của chúng ta”. 
Tuyên bố chung còn nêu rõ “Không thể chấp nhận được rằng có đến 1/3 trẻ em ở độ tuổi đi học đã bị lạm dụng, đe dọa và phân biệt đối xử đơn giản chỉ vì nguồn gốc, xuất thân, đức tin và cách ăn mặc của các em”.
Báo cáo cho biết, 60% học sinh đã từng chứng kiến cảnh một học sinh khác bị bạn bè đối xử theo kiểu phân biệt chủng tộc.
Thế nhưng, 60% cho biết các em đã kịp thời can thiệp để ngăn chặn các vụ bắt nạt và giúp đỡ cho các nạn nhân bị bắt nạt.
Chưa đến 8% học sinh tham gia vào các vụ bắt nạt, nhưng 12% học sinh nói rằng các em đã không làm gì khi thấy bạn bị bắt nạt.
Kết quả khảo sát sẽ được sử dụng để phát triển một chương trình khuyến khích và trang bị cho học sinh và các nhân viên của nhà trường can thiệp vào các tình huống bắt nạt, phân biệt chủng tộc. 
Hong Dao - Viet Times Australia (Published by Adpro Media P/L)

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?

Hikaru Sushi M-City Vùng: Seven Hills. Phone: 8512 0843
Xem thêm

Article sourced from au.news.yahoo.com.