Tiết Sương Giáng là gì? Ý nghĩa của tiết Sương Giáng trong phong thủy, tử vi

21:00' 26-10-2021
Tiết Sương Giáng là gì, rơi vào thời điểm nào trong năm? Sương Giáng năm 2021 là vào ngày nào? Đặc trưng tiết khí này là gì? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Tiết Sương Giáng là gì?

Sương Giáng là tiết khí thứ 18 trong 24 tiết khí trong năm, nằm sau tiết khí Hàn Lộ và cũng là tiết khí cuối cùng của mùa thu, đánh dấu khoảng thời tiết bắt đầu trở nên lạnh hơn và sương giá bắt đầu xuất hiện.

Đây là một trong 7 tiết khí biểu thị cho sự liên quan đến mưa, nước gồm Vũ Thủy, Cốc Vũ, Bạch Lộ, Hàn Lộ, Sương Giáng, Tiểu Tuyết, Đại Tuyết.

Theo chiết tự, “Sương” tức là những làn hơi nước mỏng manh như lớp khói, nó được bốc lên từ mặt ao hồ, sông suối, mặt đất tạo thành. “Giáng” nghĩa là rơi xuống, hạ xuống, rớt xuống, hoặc chỉ một dạng vật chất có khối lượng tương đối nặng chìm dần xuống phía dưới.

Hiểu một cách đơn giản, tiết khí Sương Giáng chính là những màn sương, lớp sương, khối hơi nước lớn từ từ chìm lắng xuống bề mặt đất, tạo nên độ ẩm khá cao, lạnh, hạn chế tầm nhìn.

Sau tiết Hàn Lộ, thời tiết không còn những hạt móc lẻ tẻ, lác đác hay những lớp sương mỏng mờ mờ ảo ảo nữa mà là những màn sương dày đặc báo hiệu tiết khí Sương Giáng đã bắt đầu.

2. Sương Giáng năm 2021 là ngày nào?

Tiết Sương Giáng là 1 trong 24 tiết khí trong năm, diễn ra sau tiết Hàn Lộ và trước tiết Lập Đông.

Sương Giáng 2021 vào ngày nào? Theo Lịch vạn niên, tiết Sương Giáng năm 2021 sẽ có chu kỳ bắt đầu và kết thúc như sau (tính theo dương lịch):

– Bắt đầu từ thứ bảy, ngày 23/10/2021, tức ngày 18/9 âm lịch.

– Kết thúc vào chủ nhật, ngày 7/11/2021, tương ứng 3/10 âm lịch.

Như vậy, Sương Giáng 2021 sẽ rơi vào ngày 23/10/2021 theo dương lịch.

3. Tiết Sương Giáng có đặc điểm và ý nghĩa gì nổi bật?

Vào thời điểm ngày đầu tiên của tiết Sương giáng Mặt trời ở vị trí xích kinh 210 độ. Khi tiết khí này diễn ra thì Trái đất chuyển động quanh Mặt trời đến giai đoạn nửa cầu Nam ngả dần về phía Mặt trời, nên nửa cầu Nam nhận được lượng nhiệt độ, ánh sáng, thời gian chiếu sáng cao hơn.

Nửa cầu Bắc do nhận được lượng nhiệt độ, ánh sáng, thời gian chiếu sáng thấp nên nguồn nhiệt độ, độ ẩm đã tích lũy từ giai đoạn mùa hạ đến nay sẽ bứt giải nhằm cân bằng nhiệt độ với môi trường.

Thời kỳ này cuộc giao tranh giữa khối không khí đại dương và khối không khí lục địa đã kết thúc, phần thắng thuộc về khối không khí lục địa. Với bản chất là khối không khí lục địa, được hình thành từ khu vực cao áp Xibia nên gió được tạo ra có tính chất khô, lạnh.

Với đặc điểm nhiệt độ thấp, lại gặp không khí lạnh, khô hanh tràn qua nên khu vực nửa cầu Bắc bứt giải nhiệt độ tích lũy để cân bằng với khí quyển theo các nguyên lý dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ, lượng hơi nước từ lòng đất, ao hồ sông suối cũng bốc hơi mạnh mẽ hơn, lượng nước sụt giảm và sương mù lạnh giá bao phủ dày đặc.

Với những đặc điểm về thời tiết khí hậu như trên sẽ gây ảnh hưởng xấu đối với sự phát triển cây trồng. Nhiều loại hoa màu vụ đông hoặc rau ôn đới dù có khả năng chịu lạnh tương đối tốt, nhưng gặp kiểu thời tiết sương giáng cũng chậm phát triển, vì bị che khuất nên lượng ánh sáng giảm hẳn, nhiệt độ xuống thấp.

Hơn nữa, lượng hơi nước được tạo ra trong tiết Sương giáng chính là lượng hơi ẩm bị không khí khô hanh rút đi, nên vì thế đất đai, thực vật môi trường xung quanh không ẩm, nồm như tiết Vũ thủy, ngược lại tình trạng thiếu nước, khô hạn, độ ẩm không khí thấp diễn ra. Ở nhiều khu vực núi cao, vĩ độ cao tình trạng này càng diễn ra nghiêm trọng.

 

Giới động vật thì trong tiết khí này chủ yếu chú trọng đến các giống vật nuôi. Chúng rất dễ nhiễm lạnh từ sương mù, hơi nước và có thể bị bệnh dịch, đặc biệt là các loài gia cầm, nhiều năm có những được dịch cúm gia cầm dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng nặng nề đối với ngành chăn nuôi. Vì thế theo tuvingaynay.com nên bắt đầu từ thời điểm tiết Sương Giáng cần hết sức chú ý công tác phòng bệnh dịch cho gia súc, gia cầm. Nhà thơ Xuân Quỳnh có viết những câu như sau:

“Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới…”

Tiết Sương Giáng ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của con người. Nhiều người có nguy cơ bị nhiễm lạnh và mắc các bệnh về hô hấp, khớp xương…

Nên điều chỉnh dinh dưỡng, tăng cường những thực phẩm giàu chất béo, đạm, vitamin để sức đề kháng của cơ thể được tăng cường.

Nên sử dụng các loại thực phẩm, gia vị có tính nóng vừa bổ sung dương khí cho cơ thể vừa có tác dụng đẩy hàm khí xâm nhiễm.

Những hoạt động trong tiết Sương Giáng cần lưu ý tránh giai đoạn mật độ sương dày đặc vào ban đêm và buổi sáng sớm, nên mặc ấm, giữ gìn cơ thể.

Khi sương mù dày đặc hạn chế tầm quan sát cần đặc biệt lưu ý khi tham gia giao thông, nhất là khu vực núi cao, địa hình phức tạp, đèo dốc quanh co.

4. Trong phong thủy, tử vi, tiết Sương Giáng có ý nghĩa gì?

– Tử vi:

Theo tử vi, thời điểm bắt đầu Sương Giáng thì theo âm lịch là bước sang tháng 9 âm (tháng Tuất). Đây là một trong 4 tháng tứ quý (3, 6, 9, 12) theo lịch tiết khí.

Theo học thuyết quái khí thì tháng 9 thuộc hành Thổ vượng. Theo ngũ hành, Thổ vượng thì khắc Thủy cho nên Thủy bị suy đến mức Vô Khí (Tử), còn Thổ sinh Kim nên Kim Tướng, Hỏa sinh Thổ nên Hỏa Hư, còn Mộc khắc Thổ nên Mộc Tù. Vì vậy quẻ “Khảm” Thủy suy bại vào tứ quý.

+ Tốt cho người mệnh Thổ, mệnh Hỏa:

Trong tháng này, những người mệnh lý cần hành Thổ, hành Hỏa sẽ gặp cát lợi, may mắn. Vì tháng 9 thuộc chi Tuất, chi Tuất thuộc hành Thổ và tàng chứa nhiều Hỏa khí, nên vì thế cuộc sống của họ có nhiều bước khởi sắc đáng mừng.

Những người này có sức khỏe ổn định, tâm lý vững vàng, trí tuệ mẫn tiệp. Cơ thể khỏe mạnh dẫn đến tư duy sáng suốt, làm việc hiệu quả, sáng tạo.

Các mối quan hệ thêm gắn bó, vận khí may mắn được tăng cường vì thế trong sự nghiệp họ thường có nhiều cơ hội phát triển, tài vận cũng hanh thông thuận lợi.

Những người sinh vào tiết khí Sương Giáng thường là những bậc tài năng hiền đức vì các yếu tố, Thổ, Hỏa và lượng hơi nước ngoài tự nhiên tương đối cao nên có sự cân bằng, chế hóa, hài hòa, nhuần nhuyễn.

 

+ Bất lợi cho người mệnh lý kỵ Thổ:

Còn đối với những người mệnh lý kỵ Thổ khi bước vào tiết khí Sương Giáng này sẽ gặp những bất lợi về vận khí và sức khỏe suy giảm. Cụ thể như:

Sức khỏe suy yếu, tâm lý bất ổn, hành động trở nên gàn gở, bảo thủ, cố chấp, công việc trì trệ, tài vận bế tắc. Vì trạng thái tinh thần không được đảm bảo nên thường cảm giác uể oải, mệt mỏi dẫn đến tư duy không sáng suốt, đầu óc thiếu tập trung, dễ đưa ra quyết định sai lầm, ảnh hưởng đến tương lai, cần hết sức thận trọng.

– Quẻ dịch:

Tháng 9 âm lịch là thời điểm ứng với quẻ Bác trong kinh Dịch, ý nghĩa của quẻ này là sự bóc mòn, xâm hại, tiêu hao dần dần, khí âm thịnh vượng, lấn át khí dương tạo nên trạng thái mất cân bằng.

Hay nói cách khác, điều này nghĩa là âm thịnh – dương suy, âm khí trội hơn và mất cân bằng, mọi thứ đều bị xâm hại hoặc là bào mòn.

Thêm nữa khí dương cần cho sự phát triển, khí âm thì kìm hãm sự phát triển. Kết hợp với đặc điểm của môi trường, thời tiết trong tiết khí Sương Giáng nên ta sẽ thấy được bất lợi cho sự phát triển của muôn loài.

Từ thực vật, động vật, con người đều rất dễ mắc bệnh, sự phát triển bị kìm hãm và cản trở. Mọi thứ đình trệ lại, muôn loài tạm thời dừng các hoạt động để chờ cho mùa đông qua đi.

Do đó, trong tiết khí này, con người nên tuân theo quy luật của vũ trụ, giảm bớt hoạt động, thiên về suy nghĩ, tu tâm dưỡng tính, xem xét kỹ lưỡng lại bản thân mình, nghiên cứu các kế hoạch, dự định phát triển sắp tới.

5. Nên làm gì trong tiết Sương Giáng?

– Tăng cường chăm sóc cây trồng, vật nuôi

Thời tiết xấu khiến cây cối phát triển chậm, gia súc gia cầm dễ gặp phải các vấn đề sức khỏe. Nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ và bảo vệ kỹ lưỡng, rất có thể cây trồng và vật nuôi không đảm bảo chất lượng, năng suất, thậm chí là đối mặt với nguy cơ bệnh dịch hàng loạt.

Chúng rất dễ nhiễm lạnh từ sương mù, hơi nước và có thể bị bệnh dịch, đặc biệt là các loài gia cầm, nhiều năm có những được dịch cúm gia cầm dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng nặng nề đối với ngành chăn nuôi.

Vì thế nên bắt đầu từ thời điểm Sương Giáng cần hết sức chú ý công tác phòng bệnh dịch cho gia súc, gia cầm.

– Chú ý chăm sóc sức khỏe, tăng cường thể chất

Khí hậu trong Sương Giáng không quá khắc nghiệt khiến nhiều người chủ quan. Tuy nhiên đây lại là thời điểm nhiều dịch bệnh bùng phát, cơ thể dễ nhiễm lạnh và lâm bệnh, đặc biệt là những người có các vấn đề về xương khớp, hô hấp.

Do đó mỗi người cần đặc biệt chú ý rèn luyện thể chất, tăng cường tập luyện thể thao để tăng cường bài tiết mồ hôi, giải phóng khí độc, máu huyết lưu thông tốt và xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng lành mạnh để có sức đề kháng tốt nhất.

 

Đó cũng chính là lý do việc chăm sóc, bồi bổ và bảo vệ sức khỏe trong Giáng Sương được coi trọng nhất năm, hơn cả vào khoảng thời gian mùa đông lạnh giá.

– Hạn chế ra ngoài khi sương mù dày đặc

Mật độ hơi nước bốc lên lớn có thể gây cản trở tầm nhìn, tiềm ẩn nhiều rủi ro, tai nạn. Bên cạnh đó thời tiết sương giá rất có hại cho sức khỏe.

Vì vậy nếu có thể, bạn nên hạn chế ra đường vào sáng sớm và buổi đêm để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

Các hoạt động rèn luyện thể chất nên tập vào buổi chiều sẽ càng tốt cho sự phát triển thể lực, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

– Nên ăn quả hồng

Loại quả đặc trưng trong mùa Sương Giáng là hồng đỏ. Giống hồng này ngon nhất là ở vùng núi cao, khí hậu lạnh. Loại quả này không chỉ đẹp mắt, ngon miệng mà lại có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, làm ấm cơ thể, giảm sổ mũi, đẩy lùi hàn khí.

Thông thường, hồng chín đỏ vào Sương Giáng, lúc này giá trị dinh dưỡng cao nhất, chứa nhiều vitamin và đường. Chỉ cần ăn một quả hồng đỏ là có thể thỏa mãn một nửa lượng vitamin C mà cơ thể cần trong một ngày.

Thưởng thức trái hồng trong thời điểm này có thể giúp mọi người bảo vệ xương cốt và chống lại cái se lạnh đầu mùa. Ở những vùng nông thôn, người ta tin rằng nếu không ăn quả hồng trong thời kỳ này thì môi miệng sẽ bị nứt nẻ, da trở nên khô hơn.

Lưu ý, không ăn hồng đỏ lúc đói và chỉ ăn vừa phải, người mắc bệnh tiểu đường, đường huyết trong máu cao, có bệnh dạ dày thì không nên ăn.

– Ăn nhiều táo

Táo là loại trái cây được khuyên dùng trong tiết khí Sương Giáng với công dụng ẩm phổi, làm dịu cơn khát và hỗ trợ tiêu hóa.

Lợi ích của loại trái cây phổ biến này đã gắn với một câu cửa miệng ở Trung Quốc là: “Ăn một quả táo tráng miệng thì ngay cả ông già cũng có thể khỏe như thanh niên”, hay câu ngạn ngữ của phương Tây là: “Một quả táo mỗi ngày để không phải đi gặp bác sĩ”.

6. Sương Giáng 2021 là ngày tốt hay ngày xấu?

Như đã nói ở trên, ngày Sương Giáng 2021 là ngày 23/10/2021, cũng là ngày 18/9 âm lịch. Ngày này thuộc Trực Phá (Nên chữa bệnh, phá dỡ nhà, đồ vật.). Ngày Sương Giáng 2021 là ngày Giáp Thìn; tức Can khắc Chi (Mộc, Thổ), là ngày cát trung bình (chế nhật).

Trong ngày này, những người tuổi Nhâm Tuất, Canh Tuất, Canh Thìn bị xung ngày, cũng nên lưu ý cân nhắc công việc trong ngày để không gặp chuyện ngoài ý muốn.

Nếu có ý định tiến hành chuyện lớn thì nên chọn các khung giờ hoàng đạo sau để đón lành tránh dữ:

 

Bính Dần (3h-5h): Tư Mệnh
Mậu Thìn (7h-9h): Thanh Long
Kỷ Tị (9h-11h): Minh Đường
Nhâm Thân (15h-17h): Kim Quỹ
Quý Dậu (17h-19h): Bảo Quang
Ất Hợi (21h-23h): Ngọc Đường

Hướng xuất hành tốt trong ngày: hướng Đông Bắc là hướng của Hỷ thần (hướng thần may mắn), trong khi Tài thần lại nằm ở hướng Đông Nam, gia chủ nếu trong ngày Sương Giáng 2021 có ý định cầu tài cầu hỷ có thể xem xét thêm yếu tố này.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về Luật sư - Trạng sư?

Verduci Lawyers Vùng: Footscray. Phone: 9689 4733
Xem thêm

chuyên về luật thương mại, luật gia đình, luật bất động sản


Article sourced from TUVINGAYNAY.

Original source can be found here: https://tuvingaynay.com/tiet-suong-giang-la-gi-suong-giang-nam-2021-la-vao-ngay-nao.html