Ăn canh để bồi bổ cơ thể, bồi bổ dạ dày, giúp dạ dày dễ nhào trộn thức ăn và việc tiêu hóa dễ dàng hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thói quen ăn canh khoa học, làm sai cách thậm chí có thể gặp rắc rối sức khỏe.
4 thói quen uống canh này tương đương với việc tự hại cơ thể từ từ
Ăn canh trong khi ăn cơm
Nếu bạn thích uống canh trước hoặc sau khi ăn cơm, chỉ cần uống dưới 200ml thì tác động lên dạ dày sẽ không quá lớn. Tuy nhiên, nếu thích ăn canh khi ăn cơm thì bạn cần cẩn thận. Nhiều người Hàn Quốc và Nhật Bản thích cách ăn này nhưng nó có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho dạ dày.
Nhai thức ăn khi ăn không chỉ là nhai cơm thành từng miếng mà còn là trộn đều nước bọt và cơm để cơm bắt đầu được tiêu hóa ban đầu trong miệng. Nếu bước này bị ảnh hưởng bởi việc uống canh hay thậm chí dùng canh để "trôi" cơm thì theo thời gian, gánh nặng cho dạ dày sẽ tăng lên, dẫn đến các vấn đề về dạ dày.
Ăn canh để bổ sung canxi nhưng lại nấu sai cách
Khi nói đến việc bổ sung canxi, điều đầu tiên nhiều người nghĩ đến chính là ăn canh xương, giúp canxi trong xương hòa tan vào nước để tăng tốc độ hấp thu.
Tuy nhiên, một bài báo được Tân Hoa Xã, Trung Quốc đăng tải cho thấy nếu dùng một kg xương để hầm súp, nồng độ canxi trong súp thậm chí sẽ không đạt tới 2mg/100ml, dù ninh xương 2 giờ. Ngay cả khi ninh xương trong nửa ngày, thậm chí cả ngày, nồng độ canxi vẫn không vượt quá 4ml/100ml. Trong khi đó, một lượng lớn chất béo cũng đã hòa tan vào món canh.
Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc từng cho biết tỷ lệ chất béo trong khẩu phần ăn không được vượt quá 25%, vì ruột không dễ hấp thụ lượng chất béo lớn. Do đó, nếu ăn canh xương quá nhiều là lợi bất cập hại.
Canh nêm quá nhiều bột ngọt
Để món canh ngon ngọt, nhiều người cho thêm hạt nêm và bột ngọt. Tuy nhiên, nên lưu ý rằng quá nhiều thứ được nêm nếm sẽ làm tăng creatine và purine. Sau khi uống, gánh nặng cho thận sẽ càng lớn, bạn có thể bị bệnh trước.
Canh để qua đêm
Nhiều người trong tiềm thức tin rằng canh nấu trong ba, bốn giờ hoặc thậm chí nửa ngày cũng không sao, dinh dưỡng không mất đi. Trên thực tế, đây là một cái bẫy sức khỏe. Cần lưu ý, thức ăn được nấu càng lâu thì càng có nhiều purin và chất béo kết tủa, gây tổn thương thận và hệ tiêu hóa nhiều hơn. Hơn nữa, nếu ninh nấu quá lâu, nhiều chất dinh dưỡng có thể bị mất đi.
Viện Nghiên cứu Thực phẩm Dinh dưỡng và Sức khỏe của Trung Quốc từng tiến hành một thử nghiệm và nhận thấy rằng: Hàm lượng protein trong móng giò tăng lên đáng kể sau khi đun nóng trong 1 giờ, sau đó giảm dần; Hàm lượng protein trong thịt gà tăng dần sau 0,5 giờ đun nóng, đạt giá trị tối đa sau 1,5 giờ, sau đó giảm dần. Các thí nghiệm đã chứng minh rằng chất dinh dưỡng sẽ không tăng dần theo thời gian nấu canh. Do đó, cần chú ý đến thời gian nấu canh cụ thể.
Thời gian nấu các loại canh cụ thể
Canh có gia cầm chăn nuôi: 1,5-2 giờ
Nghiên cứu của Trường Khoa học và Công nghệ Thực phẩm Thượng Hải cho thấy sườn heo, gà già, chân giò lợn ninh trong súp có thể đạt giá trị dinh dưỡng cao trong khoảng 1,5 giờ. Tuy nhiên, theo thời gian, chất dinh dưỡng sẽ bị mất đi và mùi vị không được cải thiện.
Ngoài ra, các chất dinh dưỡng trong thịt sẽ không được tích hợp hoàn toàn vào canh nên bạn có thể ăn một ít thịt khi uống canh, việc hấp thụ dinh dưỡng sẽ toàn diện hơn.
Canh có thủy sản và sản phẩm từ đậu nành: 10-30 phút
Nói chung, cá tương đối dễ nấu, khi nấu chỉ mất khoảng 15-30 phút sau khi cho vào nồi. Nếu đun quá lâu sẽ mất chất dinh dưỡng và mùi vị kém ngon. Nếu dùng tôm, cua, sò để nấu canh thì thời gian sẽ ngắn hơn, chỉ cần mở vung cho vào nồi, khống chế trong khoảng 10 phút.
Canh lá rau. (Ảnh minh họa).
Canh có nấm: Không quá 40 phút
Các nguyên liệu như tảo bẹ, củ sen, nấm... tốt nhất nên cho vào khi thịt được nấu cho đến khi chín khoảng 70 đến 80% và thời gian hầm không quá 40 phút.
Canh rau lá xanh: Cho vào nồi và lấy ra trong vòng 2 phút
Các loại rau lá xanh không chịu được nhiệt độ quá cao khi nấu, tốt nhất nên cho vào khi sắp đưa nồi khỏi bếp, không nên nấu quá lâu sẽ làm mất đi hương vị và giá trị dinh dưỡng.
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: https://eva.vn/suc-khoe/4-kieu-an-canh-chang-khac-nao-tu-dau-doc-co-the-kieu-dau-tien-nhieu-nguoi-viet-van-quen-lam-moi-ngay-c131a597890.html