Dâng hương là một nét đẹp gần gũi và thiêng liêng, là tập quán đã đi vào đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người Việt Nam. Nhiều người chọn mua những cây hương khi đốt tỏa mùi rất thơm và cuộn vào rất đẹp.

Đốt hương là để kết nối giữa người sống và những người đã khuất, ngưỡng mong người đã quá vãng về nhận các phẩm vật hiến cúng và phù hộ cho gia đình được may mắn, bình an.

Thắp hương trên bàn thờ tổ tiên là một nét đẹp truyền thống không thể thiếu trong các dịp lễ tết. Có thể gia đình không sắm sửa được mâm cao cỗ đầy, nhưng không thể thiếu nén hương khi dâng lễ được.

Đôi khi cây hương bị tắt đi khiến nhiều người nảy sinh ý nghĩ đó là điềm báo không hay sắp xảy ra, vậy thắp hương không cháy hết có điềm báo gì? Có phải vận xui sắp ập đến?

1. Ý nghĩa về thờ cúng tổ tiên

Thờ cúng tổ tiên có một vị trí quan trọng trong đời sống gia đình và xã hội Việt Nam. Đây là cách thể hiện lòng biết ơn và sự tri ân với những người đã khuất.

Theo quan niệm, những người đã khuất thường xuyên can dự vào cuộc sống hiện tại, họ hướng dẫn, chỉ đạo, che chở cho chúng ta, bảo vệ chúng ta…

Cho đến nay, hiện tượng thờ cúng tổ tiên còn tồn tại ở nhiều quốc gia, dân tộc. Tuy vậy, vị trí và vai trò của nó trong đời sống tinh thần của con người ở mỗi nơi mỗi khác.

Ở một số quốc gia, thờ cúng tổ tiên có vai trò mờ nhạt trong đời sống tinh thần cộng đồng, nhất là những quốc gia và dân tộc đưa một tôn giáo thành độc tôn, nhất thần.

Nhưng ở những quốc gia đa, phiếm thần thì thờ cúng tổ tiên có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của mỗi cá nhân, cộng đồng, xã hội.

Ở Việt Nam, hầu hết mọi người đều thờ cúng tổ tiên kể cả những tín đồ của một số tôn giáo. Mọi người quan niệm tín ngưỡng này vừa như là một phong tục truyền thống, vừa như một đạo lý làm người, lại vừa như một hình thức sinh hoạt tâm linh.

Ở Việt Nam, đối tượng của thờ cúng tổ tiên được thể hiện ở 3 cấp: gia đình, làng xã, đất nước.

Ở cấp độ gia đình, người Việt Nam thờ cúng ông bà, cha mẹ,… là những người cùng huyết thống đã chết. Đã là người Việt Nam, dù sang hèn, giàu nghèo ai cũng thờ cúng cha mẹ, ông bà, tổ tiên của mình. Theo tuvingaynay.com đây không chỉ là vấn đề tín ngưỡng mà còn là vấn đề đạo lý, phản ánh lòng biết ơn của con cháu đối với công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Nơi thờ cúng là ở gia đình và nhà thờ họ.

Ở cấp độ làng xã, người Việt còn thờ cúng những người có công với làng xã và được tôn vinh là Thành hoàng và nơi thờ cúng ở đình làng.

Ở cấp độ Nhà nước, người Việt thờ cúng những người có công đối với đất nước, như các Vua Hùng, Thánh Gióng, Trần Hưng Đạo, Hồ Chủ tịch…

Ở Việt Nam có 3 cộng đồng vốn từ xa xưa đã có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, đó là: gia đình, làng xã và quốc gia. Vì vậy, tổ tiên gia đình, làng xã và đất nước không tách rời nhau.

Từ thực tế đó, chúng ta có thể hiểu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một hiện tượng tâm lý xã hội thể hiện sự biết ơn của người còn sống đối với người đã chết có công lao với cá nhân, gia đình, dòng tộc, làng xã, đất nước, thể hiện niềm tin rằng, tổ tiên tuy đã chết nhưng linh hồn vẫn tồn tại ở một thế giới khác và linh hồn tổ tiên có khả năng tác động tới đời sống, số phận của con cháu thông qua các nghi lễ thờ cúng.

2. Thắp hương không cháy hết có điềm báo gì?

Trong dịp giao thừa, đầu năm mới, việc thắp hương lại càng trở nên trang trọng hơn, bởi đây là thời điểm trời đất chuyển mình, linh khí hội tụ, chiêu dẫn may mắn, tiền tài…

Nếu thắp hương bị tắt thì theo quan niệm của người xưa, đây là điềm báo xui rủi, báo hiệu một năm làm ăn lận đận, thất bát hoặc gia đình có tang tóc, sự chẳng lành. Năm đó có thể sẽ là năm hạn, gia chủ nếu có dự định làm ăn, khởi nghiệp hay đi đâu xa thì nên dời lại năm sau.

Có quan điểm chia một nén hương thành ba phần, hương bị tắt ở phần nào thì báo hiệu điều không hay sẽ xảy ra ở phần đó. Cụ thể như sau:

– Hương tắt ở phần đầu (từ đỉnh đến 2/3 cây hương)

Hương bị tắt trong phạm vi này là liên quan tới Tiên, Phật, Thánh, Thần. Gia đình bạn bị quở trách về việc làm chưa đúng, chưa đủ, còn lỗi, cần phải tiến hành sửa đổi, làm lại ngay. Người có căn quả chưa làm tròn bổn phận, bị phạt căn…

– Hương tắt ở phần giữa (từ còn 2/3 đến còn 1/3 cây hương)

Phần này liên quan đến người thân ruột thịt trong nhà như ông, bà, cha, mẹ, chú, bác, anh chị em. Điềm báo gia đình sắp gặp chuyện không may, tai ương hoạn nạn, ốm đau bệnh tật, mất tiền mất của… Mọi người đều cần phải cẩn thận, đề phòng tai họa xảy ra.

– Nhang tắt ở phần cuối (từ vị trí còn 1/3 cây hương)

Phần này thường liên quan tới Thổ Công, gia tiên. Báo rằng gia trạch chưa yên; có sự động long mạch; bếp nấu đặt sai vị trí hoặc bị phạm kỵ phong thủy ; thờ cúng Thần linh Thổ địa chưa đúng; lập lư hương chưa được…

– Thắp hương ban Thần Tài bị tắt điềm gì?

Riêng với ban thờ Thần Tài, trường hợp thắp hương bị tắt điềm báo gì, tốt hay xấu? Có thể đây là điềm báo gia chủ sẽ làm ăn khó khăn, thất bát, phải chịu sự cạnh tranh, chơi xấu của nhiều đối thủ xung quanh.

Ngoài ra, điềm này cho thấy gia chủ làm việc hoặc đưa ra quyết định gì cũng cần phải cẩn trọng để tránh thua lỗ về sau.

3. Nguyên nhân thắp hương bị tắt giữa chừng

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho nén nhang không cháy hết, ví dụ như sự tác động của các yếu tố tự nhiên như gió, mưa, độ ẩm không khí cao, yếu tố nhang hương kém chất lượng bị ẩm mốc…
Cụ thể như:

– Nhang bị ẩm ướt: Đây không phải là tình trạng hiếm gặp, nhất là với những bàn thờ đặt ở vị trí thấp như bàn thờ Thần Tài. Bạn có thể bất cẩn để một vài giọt nước rơi trúng nhang khiến nhang bị tắt giữa chừng.

– Lõi nhang bị ẩm: Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến nhang tắt giữa chừng khi đang thắp, bởi điều kiện thời tiết ở Việt Nam thiên về nóng ẩm, có thể nhang của bạn không được đặt ở vị trí khô ráo.

– Gió quá mạnh: Ngọn lửa của nén nhang thường rất nhỏ, rất dễ bị dập tắt khi có gió mạnh thổi bất chợt. Bạn hãy để ý xem lúc nhang tắt có gió mạnh thổi qua hay không nhé.

4. Cách xử lý khi nhang bị tắt giữa chừng

Nếu chẳng may rơi vào trường hợp nén hương trong cúng lễ bị tắt giữa chừng thì cách xử lý ngay lúc này là nên để yên nhang ở vị trí cũ và châm lửa lại cho chúng cháy hết. Tuyệt đối không được rút nhang ra rồi mới châm lửa, bởi lúc này nhang sẽ trở thành nhang thừa.

Trước khi thắp hương, bạn nên kiểm tra nén hương thật cẩn thận, xem nén hương đó có bị ẩm ướt hay không. Khi không dùng đến hương, bạn nên cất gọn vào khu vực cao, trang trọng và khô ráo, để hương không bị ẩm.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên lựa chọn hương thắp có chất lượng tốt để giảm thiểu tình trạng bị tắt giữa chừng.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về Nhà hàng?

Crystal Jade Vùng: Melbourne. Phone: 9639 2633
Xem thêm

ẩm thực đồ biển Trung Hoa ngon nhất vùng Melbourne


Article sourced from TUVINGAYNAY.

Original source can be found here: https://tuvingaynay.com/thap-huong-khong-chay-het-co-diem-bao-gi-co-phai-van-xui-sap-ap-den.html