Phong thủy: Màu sơn nhà cho người mệnh Thổ
Nếu đang có ý định xây sửa nhà cửa, hẳn màu sơn chính là một trong số những vấn đề rất được gia chủ quan tâm. Màu sơn của ngôi nhà có tác dụng rất lớn đối với phong thủy, giúp tăng cường vận thế của người trong nhà.
Vậy nếu bạn thuộc mệnh Thổ thì bạn có biết mệnh Thổ hợp màu sơn gì hay không? Nếu còn chưa rõ, hãy tham khảo bài viết dưới đây.
1. Người mệnh ngũ hành Thổ sinh năm nào, tuổi nào?
Theo tuvingaynay.com, mệnh ngũ hành Thổ bao gồm những người có năm sinh dưới đây:
Năm sinh | Tuổi | Ngũ hành nạp âm |
1938, 1998 | Mậu Dần | Thành Đầu Thổ / Đất trên thành |
1961, 2021 | Tân Sửu | Bích Thượng Thổ / Đất tò vò |
1930, 1990 | Canh Ngọ | Lộ Bàng Thổ / Đất đường đi |
1939, 1999 | Kỷ Mão | Thành Đầu Thổ / Đất trên thành |
1968, 2028 | Mậu Thân | Đại Trạch Thổ / Đất nền nhà |
1931, 1991 | Tân Mùi | Lộ Bàng Thổ / Đất đường đi |
1946, 2006 | Bính Tuất | Ốc Thượng Thổ / Đất nóc nhà |
1969, 2029 | Kỷ Dậu | Đại Trạch Thổ / Đất nền nhà |
1947, 2007 | Đinh Hợi | Ốc Thượng Thổ / Đất nóc nhà |
1976, 2036 | Bính Thìn | Sa Trung Thổ / Đất pha cát |
1960, 2020 | Canh Tý | Bích Thượng Thổ / Đất tò vò |
1977, 2037 | Đinh Tỵ | Sa Trung Thổ / Đất pha cát |
2. Mệnh khắc hợp của người mệnh Thổ
Theo quy luật tương sinh tương khắc trong ngũ hành, mệnh Hỏa hợp và khắc những mệnh sau:
a. Theo ngũ hành tương sinh, chúng ta có:
– Thổ sinh Kim: Đất đá là nơi bao bọc, bảo vệ cho Kim.
– Kim sinh Thủy: Kim ở đây khi gặp nhiệt độ cao, hơi nóng sẽ nóng chảy thành kim loại lỏng, chính là Thủy.
– Thủy sinh Mộc: Mộc nhờ nước của Thủy để sinh trưởng và phát triển.
– Mộc sinh Hỏa: Mộc lụi tàn sẽ hình thành Hỏa.
– Hỏa sinh Thổ: Hỏa lụi tàn sẽ hóa thành tàn tro, chính là Thổ.
Vậy nếu theo quan hệ tương sinh trên, bạn đã có câu trả lời mạng Thổ hợp mệnh gì: Đó là mệnh Hỏa, Kim và chính hành Thổ.
b. Theo ngũ hành tương khắc, chúng ta có:
Hỏa khắc Kim: Hỏa làm Kim bị biến đổi và tan chảy.
Kim khắc Mộc: Kim loại làm tổn hại đến cây cối.
Mộc khắc Thổ: Cây cối phát triển lấy đi dinh dưỡng của đất.
Thổ khắc Thủy: Đất ngăn chặn dòng chảy của nước hoặc thấm hút hết nước thành chất dinh dưỡng của đất.
Thủy khắc Hỏa: Nước làm lụi tàn ngọn lửa của hỏa.
Do đó, theo mối quan hệ tương khắc ở trên, có thể thấy hành Thổ đại diện cho mạng Thổ khắc với mệnh Thủy và mệnh Mộc.
3. Mệnh Thổ hợp màu sơn gì?
Ta đã biết, mỗi hành đều có một màu sắc đại diện riêng, trong đó:
– Mộc: Màu xanh lá cây nhạt hoặc đậm.
– Hỏa: Màu đỏ hay màu huyết dụ.
– Thổ: Màu vàng, da cam gạch nhạt hay đậm, màu nâu hoặc màu vàng nhũ.
– Kim: Màu trắng, màu bạc hay xám nhạt.
– Thủy: Màu đen, tím thẫm hay xanh da trời nhạt hoặc đậm.
Ta có thể biết mệnh Hỏa hợp màu sơn gì nhất dựa vào quan hệ tương sinh tương khắc đã nêu ở trên và những màu sắc đại diện cho mỗi hành.
Đó là các màu tương sinh và tương hợp: Màu đỏ, hồng, tím, cam (thuộc hành Hỏa), Màu trắng, xám, ghi, bạc (thuộc hành Kim) và Màu nâu, vàng (thuộc hành Thổ).
– Trong đó, các gam màu vàng, vàng đất, nâu đất đều là những màu sắc đại diện của mệnh Thổ. Ngoài đem lại sự hài hòa, mạnh mẽ cho ngôi nhà thì những màu sắc này còn giúp gia chủ gặp nhiều may mắn và tránh được những điều xấu. Đồng thời, các gam màu đất này còn rất bền và trường tồn theo thời gian.
+ Màu vàng tượng trưng cho sự cao sang, quyền quý, niềm vui, là màu của tiền tài.
Sử dụng sắc vàng tươi tắn trong nhà sẽ giúp các thành viên luôn có tinh thần lạc quan, thoải mái.
+ Màu nâu là màu của sự tĩnh lặng, tinh tế.
Thực chất màu nâu rất ít được sử dụng để sơn phòng hay sơn nhà nhưng nếu biết cách kết hợp với các gam màu khác hoặc đồ vật bày biện trong phòng sẽ đem lại hiệu quả đẹp bất ngờ và còn giúp thể hiện được óc thẩm mỹ và cá tính của gia chủ.
Nếu muốn sử dụng màu nâu đậm, bạn chỉ nên nhấn vào một số vị trí nhỏ như mảng tường đặc biệt, sô pha, bàn ghế, thảm, gối, vật trang trí… Tránh lạm dụng màu này vì sẽ khiến ngôi nhà trở nên u ám.
– Gia chủ mệnh Thổ cũng có thể dùng các màu sơn tương sinh là đỏ, hồng, cam, tím xen lẫn màu vàng hay nâu cũng rất tốt với bản mệnh.
Tuy nhiên, tránh lạm dụng quá nhiều màu sơn đỏ vì đây là màu có tính dương cực mạnh nên sẽ ảnh hưởng đến trường năng lượng của ngôi nhà.
– Ngoài ra, các gam màu trung tính nóng khác như nâu nhạt, vàng nhạt, cam nhạt, xám nâu cũng là lựa chọn không thể bỏ qua khi thiết kế không gian sống cho người mệnh Thổ.
Đây cũng là những màu sơn rất được người Việt Nam ưa chuộng. Những màu này mang lại cảm giác sạch sẽ, ấm cúng, mộc mạc cho ngôi nhà của bạn.
Những gam màu sơn mà mệnh Thổ cần tránh xa là những màu sắc tương khắc. Cụ thể đó là các màu xanh lục, xanh rêu, xanh nõn chuối thuộc hành Mộc (Mộc khắc Thổ); hoặc màu đen, xanh lam thuộc hành Thủy (Thổ khắc Thủy).
Sử dụng màu sơn tương khắc sẽ tiết chế sự may mắn của gia chủ và ảnh hưởng xấu đến cuộc sống, công danh của các thành viên.
4. Vì sao nên chọn màu sơn hợp mệnh?
Trong phong thủy nhà ở, màu sơn cũng có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện phong thủy cho ngôi nhà của bạn. Nếu chọn được đúng màu sơn hợp với mệnh mình, bạn sẽ cảm thấy thoải mái, thư giãn mỗi khi về đến nhà, giải tỏa được cảm giác căng thẳng, mang lại tác dụng rất đáng kể trong vấn đề sức khỏe.
Ngoài ra, màu sắc của ngôi nhà sẽ giúp bạn tăng cường vận thế, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống cũng như trong công việc.
Mệnh Thổ chọn những màu sơn đã nêu ở trên sẽ giúp bạn gặp được nhiều chuyện như ý muốn, giảm bớt rắc rối, lo toan không cần thiết.
Ngược lại, nếu lựa chọn những màu sơn không phù hợp với mệnh, có thể tâm tính của bạn sẽ trở nên nóng nảy, căng thẳng, không tìm được cảm giác thư giãn. Màu sơn ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sự nghiệp, khiến cho bạn gặp phải nhiều xui xẻo, rắc rối.
Tuy nhiên, màu sơn cũng chỉ có một phần tác dụng cải thiện phong thủy cho ngôi nhà của bạn, không phải cứ lựa chọn được màu sơn phù hợp là sẽ giúp bạn gặp được nhiều may mắn.
Phong thủy của một ngôi nhà tốt hay xấu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác, ví dụ như vị trí sắp xếp các phòng ở, cách lựa chọn và bài trí nội thất…
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo!
Article sourced from TUVINGAYNAY.
Original source can be found here: https://tuvingaynay.com/nguoi-menh-tho-son-nha-mau-gi-hop-de-tang-cuong-tai-van-may-man.html