Những rắc rối sức khỏe mẹ bầu thường gặp trong 3 tháng cuối thai kỳ
Nhức đầu, phù chân có thể là biểu hiện của nhiễm độc thai nghén
Theo TS.BS. Phan Chí Thành (Bệnh viện Phụ sản TW), về cơ bản, trong suốt thai kỳ có những giai đoạn mẹ bầu sẽ mệt mỏi hơn bình thường, đặc biệt trong lúc ốm nghén. Nhưng đến 3 tháng cuối nếu có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, phù chân… sẽ được tính là các triệu chứng bất thường, cần phải đi khám ngay.
Biểu hiện bệnh lý muộn hay gặp ở giai đoạn này là nhiễm độc thai nghén với các triệu chứng điển hình là: huyết áp cao, phù và có protein trong nước tiểu.
3 tháng cuối nếu mẹ bầu có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, phù chân… sẽ được tính là các triệu chứng bất thường, cần phải đi khám ngay.
Đây cũng là nguyên nhân các bác sĩ sản phụ khoa thường khuyến cáo mẹ bầu ngoài siêu âm, cần khám thai định kỳ, đặc biệt giai đoạn sắp sinh. Cần phải đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu thường xuyên, nhất là với những người có triệu chứng phù chân. Đây chính là một động thái phòng ngừa và chẩn đoán sớm tiền sản giật , một biến chứng rất nguy hiểm trong thai kỳ.
Nếu huyết áp của mẹ bầu cao, đây là dấu hiệu để chẩn đoán nhiễm độc thai nghén vì nó xuất hiện sớm và hay gặp.
Càng về những tháng cuối thai nhi sẽ lớn dần làm tăng áp lực trong ổ bụng và tạo nên một lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu làm cho máu khó chảy trở về tim được dẫn đến hiện tượng sưng phù tay chân ở mẹ bầu. Ngoài ra, nguyên nhân có thể là do mẹ bầu phải đứng làm việc hoặc ngồi lâu trong một thời gian dài, mang giày cao gót, hay chế độ ăn ít kali.
Tăng cân bất thường trong 3 tháng cuối nhiều khi là dấu hiệu sớm của phù. Tuy vậy, cũng có người chỉ phù chân do chèn ép khi có thai ở tháng cuối. Muốn khẳng định nguyên nhân phù chân, mẹ bầu cần thử nước tiểu.
Vì vậy, ba tháng cuối mẹ bầu cần được khám thai thường xuyên, ít nhất một lần mỗi tháng và trong tháng cuối ít nhất hai lần để tiên lượng cuộc đẻ.
3 tháng cuối thai kỳ và những rắc rối sức khỏe mẹ bầu thường gặp
Càng về những ngày cuối thai kỳ, mẹ bầu sẽ càng cảm thấy nặng nề, khó chịu. Lúc này, em bé đã nặng trung bình hơn 2kg gây chèn ép các bộ phận khác khiến những hoạt động thường ngày của mẹ trở nên khó khăn hơn.
1.Chuột rút: Hiện tượng này xảy ra rất có thể là do mẹ bầu đang trong tình trạng thiếu canxi. Ngoài ra, khi bụng mẹ bầu ngày càng to thì sẽ càng tạo những áp lực lớn cho đôi bàn chân và bắp chân. Để xử lý tình trạng này, mẹ bầu nên cố gắng duỗi thẳng chân và xoay bàn chân theo chiều kim đồng hồ, dùng lực để xoa bóp trong vài phút. Mỗi tối nên massage cho vùng bắp chân và bàn chân, trước khi đi ngủ nên để chân gác hơi cao, có thể phòng tránh chuột rút.
Ngoài ra, mẹ bầu nên bổ sung thêm lượng canxi cần thiết cho cơ thể hàng ngày theo chỉ dẫn của các bác sĩ.
2. Đau vùng chậu: Do kích cỡ của tử cung ngày một tăng lên, các khớp vùng chậu phải chịu áp lực lớn hơn dẫn đến đau mỏi. Ngoài ra, dây chằng vùng xương chậu cũng sẽ phải giãn căng ra khi mang thai nên mẹ bầu cảm thấy đau nhiều hơn khi gần đến lúc sinh.
3. Mất ngủ: những lần đi tiểu liên tục do bàng quang bị thai nhi chèn ép sẽ khiến mẹ bầu khó mà có một giấc ngủ ngon liên tục. Ngoài ra, sự thay đổi horrmone và áp lực sắp sinh sẽ khiến cho tâm lý mẹ bầu căng thẳng, dẫn đến khó ngủ. Tập những bài tập nhẹ nhàng và đi bộ 30 phút vào buổi tối vừa giúp dễ ngủ, vừa có thể tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sinh sắp tới.
4. Nôn nghén: Cảm giác nôn nghén có thể trở lại với một số người trong ba tháng cuối. Lúc này mẹ bầu nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, chọn loại thức ăn có mùi nhẹ, hạn chế các thức ăn nhiều mỡ và nặng mùi.
Nước ép hoa quả giúp mẹ bầu bổ sung năng lượng trong thai kỳ.
Mẹ bầu cũng có thể dùng sữa không đường, sữa ép từ hạt, nước ép hoa quả… để bổ sung năng lượng.
Bạn đang tìm dịch vụ về Nhà hàng?
Đêm hội đua chó Melbourne Cup, Thứ Sáu 29/11/2019. Vào cửa miễn phí, có bắn pháo bông và cơ hội trúng 1 triệu đô tiền mặt.
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: https://eva.vn/suc-khoe/nhuc-dau-phu-chan-3-thang-cuoi-thai-ky-la-hien-tuong-binh-thuong-hay-benh-ly-nguy-hiem-c131a614507.html