Những điều cấm kỵ khi lau dọn bàn thờ, nên biết để tránh
Vì là một nơi linh thiêng, tôn kính nhất nên trong quá trình lau dọn bàn thờ, bạn cần hết sức cẩn thận để không phạm phải sai lầm, bởi bàn thờ chính là nơi để những thành viên trong gia đình bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đối với những người đã khuất.
Không đơn thuần chỉ là lau dọn bình thường, đây còn được xem là một nghi lễ khá trang trọng nên việc thực hiện nên là đàn ông trong gia đình trong việc vệ sinh bao sái bát hương. Có thể để người phụ nữ làm nhiệm vụ quan trọng này nếu gia đình neo người hoặc người đàn ông đó không có sự nghiệp. Tuy nhiên, không nên lau dọn bàn thờ nếu bạn đang đến kỳ kinh nguyệt hoặc cần phải để thân thể sạch sẽ.
Nên tắm rửa trước khi bao sái giữ cho thân thanh tịnh và thay quần áo dài tinh tươm là tốt nhất.
Lau dọn bàn thờ là công việc yêu cầu sự cẩn trọng cao và cần phải hết sức chú ý, tránh phạm phải những điều kiêng kị để gia đình không gặp vận hạn.
Dùng nước lạnh để rửa bài vị
Khi lau rửa bàn thờ, gia chủ nên dùng nước ấm để lau rửa bài vị. Đặc biệt, khi lau bát hương, không để bát hương chông chênh và không xê dịch bát hương nhiều mà chỉ nên dùng giẻ sạch lau qua thành bát để bớt bụi, tàn nhang bám trên đó.
Khi lau rửa bài vị của tổ tiên thì phải dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh.
Nước dùng để lau dọn bàn thờ, lau bát hương, rửa bình hoa hay chén đĩa trên bàn thờ đều phải là nước sạch. Hoặc nếu cẩn thận hơn, gia chủ có thể nấu hẳn một nồi nước lá trầu, lá bồ đề để chuẩn bị cho việc dọn dẹp bàn thờ tổ tiên ngày Tết được thanh sạch, trang trọng nhất.
Cụ thể trong nồi nước cần có 5 thứ thảo dược là quế, hồi, đinh hương, gỗ vang, bạch đàn hoặc rượu gừng để tẩy uế, làm sạch đồ thờ cúng. Đun sôi cho kỹ những thảo dược đó với 1,5 lít nước.
Không lau bài vị của tổ tiên trước bài vị của thần Phật
Người xưa quan niệm như vậy là bất kính, mạo phạm với thần phật, thần phật có ngôi vị cao hơn nên dễ khiến tổ tiên bị chèn ép.
Không làm đổ vỡ đồ thờ
Đồ thờ cúng trên bàn thờ là những vật linh thiêng, thể hiện sự trang trọng tôn kính với người thân và tổ tiên đã khuất, nên theo quan niệm dân gian, nếu không cẩn thận làm đổ vỡ thì gia chủ sẽ gặp chuyện không may vì thiếu đi sự tôn trọng với người đã khuất.
Không được rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài
Theo người xưa như vậy rất dễ gây "tán tài", nên dùng chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương đặt sang một bên.
Dùng đồ không sạch để lau dọn bàn thờ
Những đồ lau dọn bàn thờ như chổi quét, khăn lau, khăn khô đều phải là đồ sạch, được mua về để dùng riêng cho việc lau dọn bàn thờ tổ tiên.
Ngoài ra, cần hạn chế dùng chổi, khăn lau dọn chung, vốn mang nhiều uế tạp, không đảm bảo sự tôn nghiêm nơi thờ cúng.
Bàn thờ là nơi vô cùng quan trọng, mang lại tài lộc, an khang, sức khỏe tâm linh cho mọi người trong gia đình. Nếu bàn thờ thu nạp được sinh khí tốt thì con cháu sẽ được hưởng phúc, làm ăn phát đạt, mọi sự hanh thông.
Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
Bạn đang tìm dịch vụ về Luật sư - Trạng sư?
chuyên về luật thương mại, luật gia đình, luật bất động sản
Article sourced from 2SAO.
Original source can be found here: https://2sao.vn/5-dieu-cam-ki-khi-lau-don-ban-tho-nhieu-nguoi-hay-mac-phai-n-233481.html