Số tôi chẳng ra gì lấy phải gia đình nhà chồng vô tâm từ trên xuống dưới. Chồng sống vô trách nhiệm, bố mẹ, anh em nhà chồng vô duyên, sống không có tình thương, không có sự chia sẻ khiến cảnh làm dâu của tôi khổ vô cùng.

Mẹ chồng tôi gần 60 tuổi nhưng bà ăn khỏe lắm, ngày bà có thể ăn vặt liên miệng, hết hoa quả đến đồ ăn mặn, ngọt đều tiêu thụ rất khỏe. Mẹ như thế nên cả chồng tôi và 2 em gái anh cũng vậy, ngồi vào mâm là gắp lia lịa, không để ý xem người khác đã được miếng nào chưa. Hồi tôi mới về làm dâu còn ý tứ mà, ngồi đầu nồi, chưa kịp và miếng cơm thì đã có người chìa bát ra xin tiếp rồi. Cứ bưng bát lên chưa kịp gắp gì thì lại xơi tiếp cho cả nhà, vòng quanh tí là hết bữa.

 
Chồng tôi sống vô trách nhiệm, bố mẹ, anh em nhà chồng vô duyên, sống không có tình thương nên cảnh làm dâu của tôi vất vả lắm (Ảnh minh họa).
 
Quá nhiều bữa như thế, tôi nói ý với chồng thì anh bảo:

“Cả nhà ăn vậy quen rồi. Em học mà ăn theo, không thì chỉ có nhịn, đừng kêu ca”.

Mệt mỏi nhất là cả nhà chồng tôi ai cũng chịu ăn không chịu làm, cứ đến bữa là đẩy cho con dâu nấu nướng. Nhà toàn người ăn khỏe nên nấu có ít đâu, bữa nào mâm cũng đầy ắp, không cần quá cầu kì nhưng phải có hai món mặn, hai đĩa rau to chất cao như ngọn đồi và một bát tô canh là ít nhất, chưa kể dưa cà, muối lạc linh tinh. Thế mà đến lúc dọn mâm ít khi thừa cọng rau nào lắm.

Cũng vì vậy nên đến lúc tôi đẻ mới khổ sở, bà ngoại lên chăm được vài ngày thì còn được ăn cháo chân giò. Khi bà về mẹ chồng bảo tôi ăn cơm giống mọi người, đến bữa bế con xuống ngồi mâm chứ không được ăn riêng. Tôi nhờ chồng góp ý với bà thì anh lại quát:

“Mẹ nói đúng đó. Cô chỉ đẻ thôi chứ có què quặt gì đâu mà đòi ăn chế độ riêng, cơm bưng nước rót tận giường. Hơn nữa cô đẻ xong rồi thì liệu lo làm việc, nấu nướng cho cả nhà đi. Đừng lấy cớ sinh nở, đùn việc cho người nhà tôi”.

Vậy là đẻ mổ được chưa đầy chục ngày, tôi phải ngồi khoanh chân đặt con ở đùi rồi ăn cơm.

Hôm trước tôi đang bế con ăn cơm thì thằng bé ngủ nên bảo đặt vào giường cho nó ngon giấc. Thằng bé cứ ngọ nguậy nên tôi nằm với nó một lúc mới ra ăn cơm.

Cả nhà chồng ăn xong hết mỗi người ngồi một góc rồi. Mẹ chồng vẫn cố gặm nốt cái cổ gà. Tôi thấy trong mâm còn mỗi bát canh lõng bõng vài cọng rau mới hỏi:

“Mẹ ơi thức ăn còn không ạ?”

“Ở mâm đó”.

Nhìn bát canh đã vớt hết cái, xương xẩu bỏ tung tóe quanh mâm, tôi ngán ngẩm định dọn mâm thì bà bảo:

“Canh ngon thế không ăn đi. Chất cả đó, ăn vào cho con có sữa bú”.

Sự ích kỷ, vô tâm của chồng khiến tôi muốn ly hôn ngay lập tức. (Ảnh mình họa)

Tôi ngẩn người tủi thân nhìn chồng. Anh không được 1 câu vớt vát còn trợn mắt:

“Điếc hay sao mà mẹ nói không nghe thấy? Ăn được thì ăn, không ăn thì dọn mâm cho cả nhà nghỉ ngơi. Canh ngon thế còn chê, đúng là được voi đòi tiên”.

Nghe chồng nói tôi tủi thân muốn khóc. Uất ức tôi đáp lại chồng:

“Anh thấy ngon thì húp nốt đi, tôi chịu. Nếu anh cứ để tôi sống cảnh ở với chồng mà như cạnh người dưng nước lã thế này thì mình ly hôn đi”.

Nói xong, tôi đi lên phòng ôm con, bên dưới cả nhà tập trung nói tôi không biết điều, tham ăn chỉ vì mỗi bát canh rau mà cũng đòi bỏ chồng nhưng tôi chẳng buồn nói lại. Vì họ không bao giờ hiểu được, những ấm ức tích tụ trong lòng tôi không thể kìm nén thêm được nữa mới muốn ly hôn, giải phóng bản thân. Từ sau khi sinh, tôi không được kiêng cữ, ăn uống thiếu chất, da vàng đạch khiến tôi lo lắng, không biết có phải bản thân bị hậu sản mòn hay không? Chị em có ai biết bề bệnh này, chia sẻ kinh nghiệm giúp tôi với.

Triệu chứng hậu sản mòn

Một trong những dấu hiệu hậu sản mòn dễ nhận biết nhất đó là: Cơ thể gầy yếu, khó tăng cân, sức đề kháng kém, dễ bị nhiều bệnh tật.

Mẹ bị hậu sản mòn thường cơ thể gầy gò, xanh xao, thường xuyên mệt mỏi. Mẹ bị sút cân nhanh chóng sau sinh hoặc vài tuần sau sinh. Bên cạnh đó, mẹ thường có triệu chứng sôi bụng, không muốn ăn, xót ruột,…

Hậu sản mòn có chữa được không?

Vậy hậu sản mòn có nguy hiểm không? Phụ nữ bị hậu sản mòn thường có cơ thể gầy yếu, khó tăng cân, sức đề kháng kém nên dễ bị nhiều bệnh tật. Ngoài ra, khi cơ thể mẹ thiếu chất dẫn tới nguồn sữa không đảm bảo nên khi con bú cũng không nhận được đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển.

Như vậy, hậu sản mòn không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của cả mẹ và sự phát triển của bé.

Còn nếu trường hợp mẹ gặp phải tình trạng như: băng huyết, viêm nhiễm sau sinh, sản giật… là những bệnh khá nghiêm trọng, nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến lần mang thai tới và nguy hiểm tính mạng. Bởi vậy sau sinh thấy bất cứ biểu hiện khác thường nào, chị em cần tới cơ sở y tế uy tín thăm khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?

Bronwyn Halfpenny MP Vùng: Thomastown. Phone: 9401 2711
Xem thêm

Article sourced from EVA.

Original source can be found here: https://eva.vn/cuoc-song-me-bau/o-cu-van-nau-com-phuc-vu-ca-nha-chong-ru-con-ngu-xong-quay-ra-mam-com-con-dung-bat-canh-loang-c292a580365.html