Photo: W3LiveNews
Theo đó, các nhà khoa học thuộc Đại học Monash và Bệnh viện The Alfred đã phát triển và thử nghiệm thành công phương pháp điều trị bằng cách cho bệnh nhân tiếp xúc với protein đậu phộng mà không gây ra dị ứng phản vệ.
Được phát triển cùng với công ty công nghệ sinh học Aravax, loại thuốc tiêm mỗi tháng một lần có tên là PVX108 đã được thử nghiệm trong 18 tháng và không cho thấy tác dụng phụ nguy hiểm.
Những thử nghiệm trước đây cũng áp dụng cách cho bệnh nhân tiếp xúc với đậu phộng để tăng khả năng chịu đựng của họ đã không thành công. Trong đó nhiều người tham gia thử nghiệm đã bị sốc phản vệ, phải sử dụng EpiPen khẩn cấp và phải nhập viện để điều trị.
Với PVX108 – loại thuốc mà các nhà khoa học đã mất 15 năm nghiên cứu trước khi bắt đầu thử nghiệm trên cơ thể người, protein đậu phộng đã được chia thành các phần nhỏ hơn, hay còn gọi là peptide, để bảo vệ bệnh nhân khỏi tác dụng phụ của tiệc tiếp xúc với toàn bộ protein đậu phộng.
Giáo sư Robyn O'Hehir thuộc Đại học Monash, hiện đang giữ chức vụ cố vấn y tế trưởng của công ty Aravax, đã gọi thuốc PVX108 là một “bước đột phá đáng kể trong việc tìm kiếm một liệu pháp an toàn để điều trị chứng dị ứng đậu phộng”.
Thuốc PVX108 có lợi ích cao hơn gấp đôi so với các loại thuốc khác – vừa an toàn cho bệnh nhân, vừa có thể sử dụng sau mỗi hai tuần hoặc sau mỗi bốn tuần. Hiện chưa có thông tin chính xác về việc khi nào thì loại thuốc này sẽ được bán rộng rãi và mức giá của nó là bao nhiêu.
Theo thống kê, cứ mỗi 100 trẻ em ở Úc thì có gần ba em bị dị ứng đậu phộng và hiện chưa có cách chữa trị. Khoảng 20% trẻ em sẽ lớn lên cùng với chứng dị ứng đậu phộng – và 80% còn lại phải sống chung với nỗi sợ hãi có thể tử vong nếu tiếp xúc với đậu phộng.

Hong Dao - Viet Times Australia (Published by Adpro Media P/L)

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?

Central Skylights Vùng: Dandenong. Phone: 9999 1526
Xem thêm

Cung cấp và lắp đặt giếng trời Velux skylights, rẻ và đẹp tại Melbourne


Article sourced from 10daily.com.au.