Người học rộng biết nhiều nhưng lâm vào cảnh cơ hàn

Thời Đức Phật còn tại thế, một người Bà La Môn nổi tiếng giàu có, hiểu biết lại rất giỏi làm nông. Có lần tìm được khu đất màu mỡ, ông canh tác và rất hài lòng khi thấy lúa lên xanh tốt, trổ đòng đơm bông…

Nhưng khi ông đang hào hứng sắp được gặt hái vụ mùa bội thu thì cũng là lúc trời nổi cơn giông khiến mọi thứ tan hoang, dập tắt hết mọi hi vọng của ông.

Đáng buồn hơn là con cái và vợ của ông qua đời trong đêm đó vì bị mưa đá rơi đúng đầu.

Ông không ngừng oán thán vì sao ông Trời bất công, đẩy ông vào hoàn cảnh này. Người ta khuyên ông tìm Đức Phật để được hiểu sự tình.

Đang khao khát muốn tìm hiểu, muốn biết lý do nên ông cố gắng đi tìm gặp Đức Phật cho bằng được, vừa gặp Ngài ông đem cơ sự kể lại đầu đuôi.

Nghe xong Đức Phật kể cho ông nghe một câu chuyện như sau:

Khi xưa có một vị vua tên là Kiệt Tham rất độc ác, luôn xem thường mạng người, luôn tự xưng mình là nhất luôn muốn mọi người tung hô vạn tuế, kính cẩn cúi chào.

Cho đến khi người dân không chịu được thói tham tàn của ông được nữa họ cùng mang giáo mác, cung tên xông vào hoàng cung dọa giết Kiệt Tham nếu ông không rời bỏ ngôi vị.

Kiệt Tham không còn cách nào, vì sợ mất mạng nên ông mang theo gia quyến rời đi và bắt đầu hành nghề kết thảm cỏ để kiếm sống. Một thời gian sau, nghe tin em mình lên ngôi, ông bèn viết thư xin cho một ngôi làng.

Người em hiền lành vì thương anh nên giúp Kiệt Tham được toại nguyện. Thế nhưng không dừng lại ở đó Kiệt Tham liên tục đòi thêm và thậm chí muốn em cho hắn nửa giang sơn. Sau khi đạt được ông lại muốn đánh chiếm cả của người em vì cho rằng đất nước này vốn là của mình.

Khi chiến tranh xảy ra, người em nhường lại cho Kiệt Tham vì sợ người dân chỉ vì trận chiến mà thiệt mạng. Được đà thắng thế, hắn dã tâm đánh chiếm nốt những nước láng giềng.

Đế Thích Vương thấy thế bèn hóa thành một người Bà La Môn đến cung điện xin vào gặp nhà vua để nói:

– Thưa đức vua! Tôi từ bờ biển đến đây, tôi thấy có một quốc gia rất hưng thịnh, cư dân đông đúc, lại có nhiều báu vật… Liệu Ngài có muốn đánh chiếm lấy không?’

Nhà vua ngay lập tức đồng ý, và người này nói ông chuẩn bị thuyền chiến, bảy ngày sau mới quay trở lại.

Ông vua tập trung chuẩn bị quân tư trang đợi ngày khởi binh nhưng sau bảy ngày vẫn không nghe tin khiến Kiệt Tham mất ăn mất ngủ. Có hôm, ông đọc một bài kệ và yêu cầu ai giải được sẽ thưởng vàng bạc:

“Tăng niệm theo dục vọng
Đã có nguyện nhiều lần
Ngày thịnh lấy làm vui
Vì đã được tự tại”.

Thế nhưng không ai giải được, cuối cùng có người thanh niên bảo rằng có thể giải được bài kệ, nhưng bảy ngày sau sẽ trả lời quốc vương.

Một lần nữa Kiệt Tham lại bị dục vọng dày vò tâm can, làm cho héo gầy cả thân xác… Đến ngày thứ bảy người thanh niên đọc cho vua nghe một bài kệ:

“Tham sân si độc hại
Khiến chúng ta đảo điên
Thường ở nơi vắng lặng
Có thể được tự tại”.

Nhà vua nghe xong tỉnh ngộ, thưởng nghìn vàng cho người thanh niên như đã hứa.

Kể tới đây Đức Phật giải thích: Vị quốc vương trong câu chuyện chính là ông, vì kiếp trước đã làm nhiều điều ác, nên sau khi luân hồi ở kiếp này phải hoàn trả nợ nghiệp trong khổ nạn. Nếu thành tâm hối cải, sẽ không phải chịu dày vò trong khổ nạn, đời đời kiếp kiếp…”

Người Bà La Môn nghe xong thấu tỏ đạo lý. Ông chắp tay bái lạy Đức Phật, một lòng xin theo tu khổ hạnh.

Giàu có có phải là mục đích sống của loài người?

Theo góc nhìn tâm linh, giải thích theo Phật giáo thì giỏi mà vẫn nghèo là do chính ta gây ra chứ không phải ai khác. Mỗi cá nhân chúng ta đã phải trải qua vô lượng kiếp và cho tới thì hiện tại, ta đã chẳng nhớ gì với những việc mình đã từng gây ra trong những kiếp trước đó.

Vì thế, việc ta sinh ra là ai hoặc việc giàu nghèo đã được phân định từ những gì chúng ta làm ở kiếp trước cho dù ta chẳng nhớ nổi mình đã làm gì ra nông nỗi này. Đơn giản là vũ trụ vận hành theo cách vô cùng cân bằng, chỉ là ta không đủ tinh thông để biết rõ mà thôi.

Điều này một phần giải thích cho lý do tài giỏi sao vẫn nghèo khổ. Đúng như câu nói của người xưa: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên”.

Nếu nói như vậy có hoàn toàn đổ lỗi việc mình nghèo là do trời định? Hoàn toàn không, nếu có suy nghĩ hạn hẹp đó cũng chỉ là do bản thân thiếu hiểu biết mà thôi.

Luật Trời cũng chỉ là quy luật tự nhiên, chẳng thể biến không thành có, mà điều này chỉ giải thích điều ta đã làm thì tự mình chịu, không ai có thể thay thế được. Vì thế, hiểu được điều đó để bản thân thức tỉnh luôn làm điều tốt, nếu đủ duyên có thể thay đổi ngay từ trong đời này, nếu không cũng là tích phước lành cho những kiếp sau.

Chẳng bao giờ quá sớm hay quá muộn để làm điều gì đó cả, quan trọng là bạn biết tự cứu lấy mình vì chấp nhận khuyết điểm của bản thân cũng là một loại trí tuệ. Đã đến lúc bạn tự nhận ra mình đã từng sai ở đâu và bắt đầu hành trình sửa đổi để bản thân tốt lên từng ngày.

Vì thế, thay vì hận ông Trời tại sao mình nghèo thì nên hiểu và chấp nhận rằng sang hèn thọ yểu vốn đã được an bài theo thiên mệnh. Người trong vô minh không chịu tiếp nhận số mệnh, cậy mình tài ba mà đấu với trời, đấu với đất. Đến khi việc không như ý, chịu cảnh tang thương không biết hối cải lại đem lòng oán hận trời Phật, oan nghiệt chồng chất.

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, giàu có liệu có phải là mục đích sống cuối cùng của chúng ta? Chỉ có người nghèo cố làm giàu chứ không ít người giàu lại tìm về điều bình yên, chân thực của cuộc sống và họ cũng chỉ mong được giúp đỡ nhiều người hơn.

Vì hơn ai hết họ từng trải qua cảm giác sung sướng của cuộc sống dư giả tiền bạc nhưng tâm hồn vẫn cảm thấy trống rỗng, thiếu vắng thứ gì đó mà bản thân không hiểu nổi.

Thực ra tận sâu trong tâm mình, điều ta mong cầu là hạnh phúc, an vui nên không cần quá giàu mà là đủ đảm bảo cuộc sống cơ bản cũng đã đủ mang tới niềm vui. Khi đó, tuy không giàu có tới mức thừa thãi tiền bạc nhưng tự tại là ở trong tâm, không bị ảnh hưởng bởi dục vọng ngoài kia.

Có những người sinh ra đã giàu, có người tài giỏi sao vẫn nghèo khổ vì cuộc sống tuân theo nhân quả, thiện ác hữu báo. Vì thế, kiếm tiền theo năng lực, năng lực chưa đủ thì tiếp tục trau dồi bản thân chứ không phải vơ vét của nải người khác về làm giàu cho mình. Thấu hiểu được đạo lý này, thì bạn mới được sống trong hoan lạc, không còn khổ não.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?

Central Skylights Vùng: Dandenong. Phone: 9999 1526
Xem thêm

Cung cấp và lắp đặt giếng trời Velux skylights, rẻ và đẹp tại Melbourne


Article sourced from TUVINGAYNAY.

Original source can be found here: https://tuvingaynay.com/keu-troi-vi-tai-gioi-sao-van-ngheo-kho-nhung-ai-moi-giup-ban-thoat-ngheo.html