Không phải cứ xe điện là không ô nhiễm môi trường

01:00' 14-10-2020
Phanh và lốp mòn của các phương tiện giao thông đường bộ là nguyên nhân tạo ra nhiều khí thải dạng hạt mịn hơn là khói thải từ động cơ và đây rõ ràng là một phần nguyên nhân gây ô nhiễm không khí cần phải giải quyết.

Đó là theo một nghiên cứu gần đây của chính phủ Anh kết hợp với Ủy ban về ảnh hưởng y tế do các chất gây ô nhiễm không khí. Các nhà khoa học đã đi tìm bằng chứng ảnh hưởng đến sức khỏe do tiếp xúc với các vật chất dạng hạt không thải từ phương tiện giao thông đường bộ.

 

Báo cáo cho thấy sự đóng góp của khí thải, phanh, mòn lốp và mài mòn trên đường vào tổng lượng PM10 và PM2.5, hai chất hạt mịn góp phần gây ô nhiễm không khí.

Phát thải vật chất dạng hạt không khí thải chỉ chiếm dưới 10% lượng khí thải dạng hạt (PM) của Vương quốc Anh và tỷ lệ đó sẽ tăng lên khi các loại xe điện không có ống xả ngày càng trở nên phổ biến.

Một số địa điểm giám sát để thực hiện nghiên cứu bao gồm London North Kensington và London Marylebone Road.

Mức trung bình được lấy từ 30 địa điểm nền cho thấy khí thải chiếm 1% hạt bụi PM10 và 2% bụi PM2.5, trong khi độ mòn của phanh và lốp, chiếm 2% bụi PM10 và PM2.5 phát thải. Trong đó 1% hạt bụi PM10 và PM2.5 là do bị mòn trong lúc di chuyển.

Ở London North Kensington, ô nhiễm khí thải được đo ở mức 2% bụi PM10 và 4% bụi PM2.5. Bụi PM10 do mòn phanh và lốp ở mức 6% và PM2.5 là 5%. Độ mòn khi di chuyển đóng góp vào lượng bụi PM10 và PM2.5 là 2%.

 

Trong khi ở 15 địa điểm ven đường, khí thải chiếm 4% tổng lượng PM10 và 5% PM2.5. Chỉ số PM10 do độ mòn của phanh và lốp được đo ở mức 11% và PM2.5 là 8%. Chỉ số PM10 ở mức 4% và PM2.5 là 4% khi di chuyển.

Tại khu vực ven đường London Marylebone Road, mức khí thải PM10 đo được là 6% và 9% PM2.5. Mức độ mòn của phanh và lốp được đo ở mức 16% PM10 và 13% PM2.5. Độ mòn trong khi di chuyển chiếm 6% mức PM10 và 5% PM2.5.

Ô nhiễm hạt nguy hiểm như thế nào?

Cả hai hạt PM10 và PM2.5 đều nguy hiểm với sức khỏe nếu chúng xâm nhập vào hệ hô hấp cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Các vấn đề sức khỏe phổ biến do tiếp xúc bao gồm bệnh lý về hô hấp và tim mạch, ví dụ như hen suyễn, tử vong do các bệnh tim mạch và hô hấp và ung thư phổi.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, hạt PM2.5 mang nguy cơ tử vong cao hơn hạt PM10.

Vào năm 2018, WHO ước tính có khoảng 7 triệu người chết mỗi năm do tiếp xúc với các hạt mịn trong không khí ô nhiễm. Để ngăn chặn các hạt bụi mịn siêu nhỏ này, cách tốt nhất là giảm ô nhiễm không khí và ngăn chặn hạt bụi mịn phát thải ra từ lốp mòn.

Thiết bị giúp thu hồi các hạt vi nhựa sinh ra từ lốp xe

Mới đây một nhóm sinh viên có tên The Tire Collective đến từ Đại học hoàng gia Luân Đôn và Đại học Nghệ thuật hoàng gia đã được trao giải thưởng nhờ thiết bị bắt hạt vi nhựa thải ra từ lốp xe. Thiết bị này được lắp đắt vào bánh xe và sử dụng tĩnh điện để thu thập các hạt nhựa này. Nó được ra đời nhằm giảm lượng ô nhiễm không khí thải ra do mòn lốp và phanh.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về Luật sư - Trạng sư?

Luật Bồi thường thương tích cá nhân, tai nạn


Article sourced from AUTOPRO.

Original source can be found here: http://autopro.com.vn/xe-dien-cung-khong-the-giup-cham-dut-o-nhiem-khong-khi-tu-phuong-tien-giao-thong-neu-khong-giai-quyet-duoc-van-de-nay-20201011134012881.chn