Không nên di chuyển người mới chết; Sau bao lâu thì có thể chạm vào người chết?
Không phải ai cũng biết rằng không chạm người mới chết vì họ quan niệm đây chỉ là lối tư duy theo Phật Pháp nhưng thực tế đây lại là vấn đề tâm linh rất chung không phân biệt tôn giáo nào.
1. Con người có 8 thức
Đừng nghĩ rằng chết sẽ là hết là được chuyển nghiệp ngay. Nhiều người vừa mới chết đã bị rút hết thiết bị y tế ra, cho đi tắm nước lạnh hoặc tiêm hoặc chất bảo quản, có gia đình còn ngay lập tức gửi đến nhà xác rồi hỏa táng sau 2-3 ngày mà không hề biết người mới chết vẫn còn có cảm giác. Vì sự thiếu hiểu biết mà chính chúng ta đang làm hại người thân của mình.
Phật nói con người có tám thức, tức là tri thức: Năm thức đầu là Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân (Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân). Thức thứ sáu là Ý. Thức thứ bảy là Mạt Na, còn gọi là Truyền Tống Thức. Thức thứ tám là A Lại Da, còn gọi là Hàm Tàng Thức.
Khi con người sanh ra, chỉ có thức thứ tám này đến trước nhất, các thức kia đến sau. Ðến lúc chết, thức thứ tám này cũng ra đi sau cùng; các thức khác lần lượt đi trước.
Thức thứ tám chính là linh thức của con người, thế tục thường gọi là “linh hồn”. Thức thứ tám này thông linh nên khi con người mới nhập thai mẹ, sẽ đến trước đó là lý do đứa bé trong bụng mẹ đã biết hoạt động.
Ðến khi chết, sau khi dứt hơi, nó chẳng đi ngay, phải đợi đến khi toàn thân lạnh giá, không còn một điểm nào còn ấm nữa, thức ấy mới chịu đi. Khi thức đã đi, thân lúc đó mới không còn tri giác nào.
Bên cạnh đó, có nhiều người nhờ niệm Phật vãng sanh thì không có thân trung ấm. Việc này ở trong kinh, đức Phật có nói rõ, có ba hạng người không có thân trung ấm. Tắt thở là đi ngay:
– Thứ nhất là người niệm Phật, người vãng sanh vừa tắt thở thì liền sang thế giới Cực Lạc ngay.
– Thứ hai là được sanh thiên, phước trời rất lớn, họ không có trung ấm, tắt thở rồi họ sanh thiên ngay.
Ngoài ba hạng người này ra tất cả đều có trung ấm và thân này rất dễ đau đớn bị nghiệp cận tử dẫn đi vì sức mạnh của nghiệp lực quá lớn, không ai có thể phản kháng được nếu tâm không an, lòng không tĩnh.
Nếu chỗ nào còn ấm là thức ấy còn chưa rời đi, nếu chúng ta tác động đến họ vẫn biết đau, nên không chạm người mới chết dù là mặc áo, xếp chân, dời động…
Thân mình đau đớn họ sẽ trở nên oán hận và nghiệp dẫn họ đi tới những cảnh giới không tốt. Xét theo kinh dạy, ba thứ hơi nóng, thọ mạng và thức thường chẳng rời nhau. Như người sống có hơi ấm thì thức còn hiện hữu. Thức còn hiện hữu thì tuổi thọ chưa hết nên có những người chết đi sau đó lại sống lại.
2. Sau bao lâu có thể chạm vào người chết?
Theo quan niệm của người xưa, sau 8 đến 16 giờ kể từ thời điểm chết, linh hồn một người sẽ dần dần rời khỏi cơ thể. Thậm chí, khi đã tắt thở nhưng linh hồn vẫn chưa rời đi, nghĩa là dù thể thể xác đã lạnh nhưng thần thức vẫn còn trong thân ngủ ấm trong vòng 8 tiếng.
Nhiều người thậm chí không chấp nhận là mình đã chết và không phải ai cũng biết phải chuẩn bị những gì cho cái chết. Có những người chết đột tử, khi họ còn nhiều vương vẫn cõi trần, còn nhiều việc chưa làm, nhiều tâm niệm chưa hoàn thành, hoặc than phiền và chưa kịp nói với ai.
Khi đó, họ sẽ cảm thấy vô cùng đau khổ. Do đó, không chạm người mới chết hay khóc lóc tỏ ra thương xót. Nếu đang rời đi, nghe thấy tiếng níu kéo, họ sẽ cảm thấy vô cùng lưu luyến.
Trong thời gian từ 8 đến 16 tiếng, có người phải mất tới 18 tiếng linh hồn mới rời khỏi cơ thể, nếu biết trước được điều này, người thân mới có thể chạm vào cơ thể họ để giúp họ ra đi thanh thản. Nếu như những ai oán, khóc thương sẽ khiến họ quyến luyến, day dứt không muốn rời xa.
Người nhà thành tâm hướng Phật thì trong lúc niệm Phật tuyệt đối không được phát ra tiếng khóc vì nó có thể đem lại sự thống khổ, lưu luyến khiến người nhà không thể thảnh thơi ra đi và chuyển sinh được.
Vì thương xót người thân mà mọi người ôm người chết để khóc và di chuyển họ tới nhiều nơi, thậm chí là tắm hay thay quần áo khi cơ thể chưa lạnh là hoàn toàn không nên. Cũng không nên tiêm thuốc chống phân hủy, hay đưa hỏa táng sau 2 -3 ngày bởi linh hồn của họ vẫn còn cảm giác với cơ thể.
Khi mới chết, thi thể thường rất lạnh, nhưng có một số ít người vẫn còn hơi nóng của sự sống. Lúc đó, tuy đã ngừng thở, nhưng họ vẫn còn chút ý thức. Nếu động chạm và khóc lóc, có thể khiến họ đau buồn, lưu luyến không muốn rời xa.
Nhiều linh hồn vì quá nhớ nhung người thân mà cứ lảng vảng trong nhà không chịu siêu thoát hay đầu thai, gây ảnh hưởng vô cùng xấu đến những người còn sống.
Ngoài ra, khi nhập liệm, những người thân cần phải tạm thời kìm nén tránh để nước mắt rơi vào cơ thể người mất. Chính vì thế mà ở một số gia đình, người thân không để vợ/ chồng/ con cái của người đã khuất nhập liệm vì người thân cận dễ rơi nước mắt làm bắn vào cơ thể người đã khuất.
Bên cạnh đó, người nhà phải dán tất cả những đồ dùng như tivi, cửa kính, gương… có gương phản chiếu. Bởi vì lúc này người đã mất sẽ vẫn còn đi lại trong ngôi nhà của mình, người đã mất thì họ không mang xác thân vật lý nên nếu họ nhìn vào gương họ sẽ không thấy mình nên họ dễ thất kinh hồn vía mà khó siêu thoát. Vì vậy, người sống thường hay tránh cho họ không thấy điều đó nên phải dán giấy ở những đồ dùng có gương phản chiếu là vậy.
3. Hơi ấm còn ở đâu, người chết sẽ đi về cõi tương ứng
Sau khoảng thời gian không chạm người mới chết như đã nêu trên và sau đó là thời điểm “an toàn” thì người thân có thể chạm vào một số nơi để phán đoán người chết đã “đi đâu”: Nếu thấy có hơi ấm ở lòng bàn chân: địa ngục; hơi ấm ở đầu gối: thành động vật; ngực ấm: chuyển sinh thành người, lông mày ấm: được lên Trời; ở bụng: thành ma (đa số những người sau khi chết thường có hơi ấm ở bụng). Đây là năm cõi bao gồm Atula nữa là sáu ngã luân hồi, theo quan niệm của đạo Phật.
Vì thế có bài kệ:
Ðảnh thánh, nhãn sanh thiên,
Nhân tâm, ngạ quỷ phúc,
Súc sanh tất cái ly,
Ðịa ngục cước bản xuất.
(Ðảnh: thánh; mắt: sanh thiên,
Ngực: người, bụng: ngạ quỷ;
Từ gối ra: súc sanh,
Ðịa ngục: bàn chân nóng)
Nếu may mắn được chuyển sinh đến Tây phương thế giới cực lạc: Cơ thể mềm như bông, đỉnh đầu phát nhiệt, sắc mặt hồng hào, phát ra đàn hương.
Về việc tang tế nên dùng toàn đồ chay, việc chôn cất đừng quá phô trương, bày vẽ. Có tài lực thì hãy làm nhiều công đức. Nếu tiền của dùng cho việc tang ma chẳng dư, chỉ lo tang ma không thôi cũng được. Chớ có vung tay quá trán đến nỗi thiếu hụt, sau này phải chịu cảnh quẫn bách.
Bạn đang tìm dịch vụ về Tiệm rượu?
Tiệm rượu với đầy đủ các lựa chọn về rượu, bia nhiều nhất tại vùng Springvale
Article sourced from TUVINGAYNAY.
Original source can be found here: https://tuvingaynay.com/khong-cham-nguoi-moi-chet-sau-bao-lau-co-the-cham-vao-nguoi-chet.html