Bạn sẽ thấy quanh mình có những cặp vợ chồng êm ả sống với nhau đến khi đầu bạc răng long, có những cặp vợ chồng dù đánh chửi nhau hàng ngày cũng vẫn chung sống đến cuối đời, lại có những cặp mới thì tha thiết, sau vài năm đã chia ly vì lý do này khác, hay có những cặp đôi dù rất yêu nhau nhưng cũng không nên vợ chồng. Vậy đâu là căn nguyên?

Đó chính là nhân duyên vợ chồng. Theo Phật giáo giảng, để có thể trở thành vợ chồng kiếp này của nhau, cả hai đều phải có duyên tiền định, tức là có mối quan hệ nhân duyên từ các đời trước trong sự tái sinh luân hồi của con người.

1. Câu chuyện về trả nợ nhân duyên

Chuyện kể lại rằng, một người vợ sau gần 40 năm sống chung với chồng, vẫn phải chịu cảnh đối xử tệ bạc của chồng cho dù người chồng được nhiều người xem là tốt bụng. Cô tìm đến với Phật Pháp, đọc kinh Phật và hiểu được quy luật nhân quả nên đã có suy nghĩ rằng: “Chắc do đời trước mình làm điều gì đó không tốt với chồng mình, cho nên bây giờ đành cố gắng mà đối diện với hoàn cảnh, cố sống tốt coi như trả món nợ trước đây”.

Tuy nghĩ được thế nhưng lòng đầy ngổn ngang, đầy những điều thắc mắc. Thực sự người vợ rất muốn biết mình và chồng có ác duyên gì với nhau mà mấy mươi năm người vợ vẫn chưa trả xong và thế là một lần bà được một hòa thượng đã dùng công năng túc mệnh thông (là khả năng nhìn thấy được quá khứ và tương lai của một người) để xem giúp cô.

Hóa ra đời trước người vợ là một phú ông giàu có, dù đã có vợ rồi nhưng vẫn ham mê sắc dục, dụ dỗ một người nữ tỳ rằng ông sẽ đưa lên làm thiếp với đầy đủ danh chính ngôn thuận. Tuy nhiên, phú ông này nuốt lời sau khi có được quan hệ với cô gái đó khiến cô gái đó oán hận ông đến tận xương tủy.

Và thế là đời này ân oán phải trả, người phú ông kia trở thành người vợ, còn người vợ lại thành người chồng, họ là vợ chồng với đầy đủ danh nghĩa như cô nữ tỳ xưa kia mong muốn, như những gì phú ông đã hứa mà không làm cho cô. Những oán hận tích lại từ kiếp trước đó giờ thể hiện ra bằng sự hành hạ của người chồng đối với người vợ, để bắt người vợ phải trả cái nợ trước đây. Người vợ sau đó hiểu ra, những bất hạnh và khổ đau đúng là vì nghiệp lực luân báo.

Hay có chuyện hai vợ chồng đang sống bình yên với nhau, nhưng bỗng nhiên người vợ ngoại tình dẫn đến sự bất hạnh trong cuộc sống gia đình. Việc này có thể lý giải theo hai cách, thứ nhất là có thể sự bất hạnh mà người chồng phải chịu là kết quả của món nợ nào đó trong kiếp trước, thứ hai là nếu không phải vì món nợ trước đây phải trả thì đó chính là việc người vợ đã tạo ra một nghiệp mới, nghiệp này ắt rồi sẽ phải trả về sau.

Vợ là người giữ tổ ấm, còn đàn ông là người vun xới, chăm sóc người phụ nữ để hỗ trợ họ hoàn thành nhiệm vụ đó. Hai người đến với nhau nhờ nhân duyên vợ chồng từ nhiều kiếp trước, cho dù đó là thiện duyên hay ác duyên.

Nếu là thiện duyên bạn sẽ có một cuộc sống hạnh phúc, nếu là ác duyên thì đấy là cơ hội để bạn thiện giải và bồi hoàn lại những món nợ cũ. Vậy nên, cho dù bạn là ai, bạn có tin vào quy luật nhân quả hay không thì bạn vẫn phải chịu sự chi phối của nó. Các quy luật được định ra bởi tạo hóa, đơn giản nhất đó là gieo nhân thiện gặt quả thiện, gieo nhân ác nhất định sẽ gặt quả ác.

2. Hãy ngưng oán trách số phận

Lý do nào người ta không chung thủy lâu dài với nhau đâu chỉ tại nhân duyên vợ chồng. Đa số ngày nay mọi người vội vàng cưới xin, chỉ xem đám cưới là mục đích chứ không xem yêu thương là điều tối quan trọng trong hôn nhân.

Người ta yêu thương hời hời hợt hợt, sau đó gặp một người khác, thấy thương hơn, yêu hơn. Thế là lòng thương yêu với người cũ hết. Bị thay đổi. Đó là thực tế. Do vậy ngay từ buổi đầu phải chọn lựa người cho kỹ để đặt tình thương yêu sâu đậm.

Ngoài ra còn vô số lý do chủ quan do chính người trong cuộc gây ra chứ không phải chỉ do số phận như họ nghĩ. Để tránh những điều đó, hai vợ chồng phải thường xuyên cùng nhau lạy Phật sám hối để cầu nguyện giữ được lòng chung thủy.

Chung thủy với một người cũng là một bước gần đến chỗ vượt qua ái dục. Nếu mình còn lạc lòng nhiều thì gom hết lại để chung thủy với một người, rồi từ người đó mà dập tắt luôn ái dục, trải lòng thương yêu tất cả chúng sinh.

Nếu bạn hiểu được điều này, có lẽ bạn sẽ ngưng oán trách số phận không mang lại cho bạn một người chồng/người vợ tốt đẹp như bạn mơ ước, bạn sẽ hiểu rằng có lẽ bạn chịu khổ cũng là để trả nghiệp, một khi trả xong rồi thì không còn nợ nữa, lúc đó hạnh phúc sẽ đến với bạn. Ngược lại, nếu bạn không hiểu điều này, cứ ôm hận trong lòng thì những cái hận ấy sẽ trở thành lý do để đời sau hai người lại phải kết ác duyên đế kết sổ ân oán.

Trong đạo Phật thì các kiếp trước và kiếp này là một chuỗi thời gian có liên hệ đến nhau, đó là sự hoán đổi liên tục từ cảnh giới này sang cảnh giới khác đi kèm với đức và nghiệp của mỗi người. Điều này được giải thích từ việc con người ta sinh ra ai cũng mang theo một lượng đức và nghiệp nhất định, lượng đức và nghiệp này được tích lại do những hành động của mỗi người trong các đời trước.

Nếu lượng đức của bạn lớn và lượng nghiệp của bạn ít thì đời này bạn có thể có một cuộc sống tương đối hạnh phúc và ngược lại, nếu đức của bạn ít và lượng nghiệp của bạn nhiều thì bạn sẽ gặp khó khăn, khó khăn đến từ công việc, từ sức khỏe hay từ mối quan hệ tình cảm giữa vợ chồng, con cái và các mối quan hệ xã hội khác.

Nếu vợ chồng bạn sống bình yên bên nhau, hẳn là các kiếp trước hai bạn có thiện duyên với nhau, người này đã làm những việc tốt cho người kia và ngược lại. Nếu vợ chồng bạn đời này thường xuyên xung đột với nhau, người chồng hay lấn át, bắt nạt vợ hoặc ngược lại, thì đó là do trong kiếp trước một trong hai bạn đã gây ác duyên với người kia, và đến kiếp này thì hoán đổi lại.

Tuy nhiên, nếu chỉ đổ thừa cho duyên số thì không thực tế. Chúng ta phải chọn lựa, mà trong sự chọn lựa của chúng ta có nghiệp, có nhân quả chi phối bên trong. Tuy nhiên sự lựa chọn cuối cùng vẫn thuộc về phước. Hễ có phước thì chọn đúng, không có phước thì sẽ chọn sai.

Ngoài đạo đức, tài năng, còn phải biết chọn người có phước tương đồng với mình mới có thể ăn đời ở kiếp. Phước mà không tương xứng với nhau, cũng sẽ chia tay. Đã là vợ chồng, thì giàu cùng hưởng, nghèo cùng chịu, nên phước phải tương xứng mới có thể sống đời với nhau. Mặc dù mình không biết tương lai mình như thế nào, giàu hay nghèo, nhưng mình vẫn có thể đoán được.

Phước quá chênh lệch sẽ không sống với nhau lâu, dễ đổ vỡ. Nếu hai vợ chồng cùng ít phước, thì phải chịu cảnh nghèo, cảnh khổ. Tuy nhiên, phước không đánh giá trong một giai đoạn, mà qua nhiều thời kỳ. Biết đâu buổi đầu nghèo, nhưng về sau lại giàu. Khi mới lấy nhau thì còn nghèo khó, nhưng về sau hai vợ chồng làm nên.

Vậy nên lời khuyên cho bạn là đừng rơi vào cảm giác đau khổ bất hạnh khi phải đối diện với những mâu thuẫn trong cuốc sống vợ chồng, hãy hiểu rằng chịu khổ không phải là điều bất hạnh, thực ra đó là lúc nợ vay phải trả mà thôi, hãy đối diện với những khó khăn đó bằng thiện tâm và thái độ bình tĩnh. Một khi bạn thấy lòng mình không dậy sóng nữa, bạn sẽ thấy những sự việc tiếp theo sẽ có kết quả tốt hơn.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?

Central Skylights Vùng: Dandenong. Phone: 9999 1526
Xem thêm

Cung cấp và lắp đặt giếng trời Velux skylights, rẻ và đẹp tại Melbourne


Article sourced from TUVINGAYNAY.

Original source can be found here: https://tuvingaynay.com/neu-ai-do-thieu-chung-thuy-cho-do-thua-do-nhan-duyen-vo-chong.html