Doanh nhân Nhật dạy con những đức tính gì từ khi còn nhỏ?

12:00' 22-05-2019
Ngay từ khi còn nhỏ, con cái trong các gia đình doanh nhân Nhật đã được dạy cho những đức tính như cẩn trọng, kiên trì, cần mẫn, mạnh mẽ đương đầu với thất bại...


Người Nhật thường dạy con rằng “nhất định phải tự làm những điều mà mình làm được”.

Nhật Bản là một quốc gia châu Á hiện đại nhưng giàu truyền thống. Những đức tính đáng học hỏi từ người Nhật, đó là sự cẩn trọng, kiên trì, cần mẫn, mạnh mẽ đương đầu với thất bại. Những đức tính ấy được thể hiện qua việc dạy dỗ con cái của các mẹ Nhật.

Tự lập: Mẹ Nhật dạy con tự lập bắt đầu từ những việc đơn giản và tăng mức độ khó lên khi trẻ đã quen dần. Ví dụ như khi trẻ quen với việc cất đồ chơi sau khi chơi. Người mẹ mới khuyến khích bé tự dọn dẹp phòng, giúp mẹ làm những công việc nhà đơn giản hoặc làm các việc phù hợp với sức trẻ giúp các bé bước đầu quen với tự lập. Điều này giúp trẻ nâng cao sự tự tin nhưng không bị lệ thuộc cha mẹ.

Trong ăn uống, việc một đứa trẻ tự ăn và dọn dẹp phần ăn của mình là điều hết sức bình thường ở Nhật. Do ở Nhật, thời gian học thường kéo dài suốt ngày nên các em thường được mẹ chuẩn bị bữa ăn mang theo cho buổi trưa.

Chu đáo và tỉ mỉ: Qua việc nấu ăn, các bà mẹ hướng dẫn con về sự quan tâm, chu đáo và tỉ mỉ. Món ăn trước hết phải đẹp, bắt mắt rồi sau đó mới tính tới ngon. Vì vậy, món ăn bao giờ cũng được mẹ trang trí và sắp xếp cho trẻ có thể tự múc ăn một cách dễ dàng và thích thú. Bát đũa cũng được lựa chọn phù hợp và thiết kế riêng cho trẻ.

Ngăn nắp, tiện lợi: Nếu việc ăn uống được chăm chút tỉ mỉ thỉ việc lựa chọn quần áo cho trẻ thể hiện sự tiện lợi. Thay vì quần áo nhiều nút phức tạp, mẹ Nhật sẽ chọn loại khóa kéo hoặc nút bấm đơn giản để con có thể tự mặc quần áo một mình. Để con biết phân biệt giày trái, phải, mẹ sẽ thêu một hình ngộ nghĩnh nhỏ vào giày cho con. Tiểu tiết nho nhỏ này giúp con tự nhận ra chiếc giày nào mang bên chân nào mà không phải réo mẹ để hỏi.

Khen ngợi đúng lúc: Đối với những sai sót của trẻ, mẹ Nhật luôn kiên trì giải thích, nhẹ nhàng hướng dẫn cho trẻ cách làm một lần hay nhiều lần nữa. Đặc biệt mẹ Nhật không hay la mắng con - việc la mắng làm cho trẻ mất niềm tin vào khả năng của mình. Sự khen ngợi đúng lúc tạo cho trẻ động lực phấn đấu.

Tự lực: Thông thường, trẻ con học mẫu giáo sẽ được bố mẹ “đưa đi đón về”. Thế nhưng khi lên cấp 1, các em được khuyến khích là nên đi một mình và không nên làm phiền người khác quá nhiều trên đường đi học. Cách dạy con tự lập như vậy sẽ giúp con hình thành một thói quen tự lực trong chính công việc cá nhân mà không phải phụ thuộc vào bất kỳ một ai khác.

Trẻ sẽ dễ trưởng thành hơn nhờ được rèn luyện từ khi còn nhỏ.

Quan niệm của người Nhật là “Thà làm sai còn hơn không làm gì cả”. Do đó cha mẹ không bao giờ chê trách con cái, ngược lại họ luôn khích lệ để trẻ hào hứng và tự lập hơn.

Là doanh nhân, dù công việc kinh doanh có bận rộn đến mấy, mẹ Nhật vẫn quan tâm giáo dục con mình. Trước hết là những đức tính cơ bản để trở thành người hữu ích, một công dân tốt cái đã. Sau đó, mới tính đến việc giáo dục để chuẩn bị cho con trở thành một doanh nhân, nối tiếp truyền thống gia đình với các đức tính kiên trì, cương quyết, can đảm, tự tin, quyết đoán, dám đương đầu với thất bại và mạnh mẽ vượt qua số phận...

Những đức tính ấy chỉ có thể hình thành khi trẻ được đào luyện ngay từ nhỏ trong một môi trường gia đình, hướng đến việc giáo dục nhân cách cho con trẻ để chúng trở thành một con người t..ử tế trước khi trở thành nhà doanh nghiệp thành đạt.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?

Cultural Perspectives Vùng: Redfern. Phone: 0431 646 710
Xem thêm

Article sourced from XALUAN.

Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2541087