Điều gì xảy ra khi rung lắc em bé?
Tại Mỹ, một trường hợp tương tự xảy ra và hậu quả cho hành động này là người bố phải ở tù 22 năm.
Mason Kamrowski (20 tuổi) bị tòa tuyên án 22 năm tù, 4 tháng sau cái chết của bé Brynley Rymer vào tháng 5 năm 2018 tại Grand Fork, Dakota, Mỹ. Gia đình của cô bé đã phẫn nộ: "22 năm, anh ta vẫn còn cơ hội làm lại cuộc đời của mình. Vậy đâu là công bằng?"
Ảnh minh họa
Vào ngày 21/5/2018, Kamrowski được nhờ chăm sóc bé Brynley trong khi mẹ của bé bận đi mua sắm. Trong báo cáo, anh không tiết lộ chính xác những gì mình đã làm với bé Brynley, nhưng phía bệnh viện ghi nhận rằng anh ta đã vội vã đưa cô bé đi cấp cứu ở điểm y tế gần nhà. Sau đó, vì tình hình nghiêm trọng, phía bệnh viện đã sử dụng trực thăng đưa cô bé đến một bệnh viện khác để chữa trị, nhưng không may cô bé đã qua đời vào ngày hôm sau.
Brynley được xác nhận là chết bởi chấn thương sọ não, nguyên nhân là do rung lắc quá mạnh. Đây còn được gọi là hội chứng Shaken Baby (hội chứng rung lắc).
Mẹ của Brynley nức nở nói rằng: "Con bé mang lại ánh nắng cho mọi người với nụ cười ngọt ngào. Con bé rất thích được nghe hát, ngủ trong vòng tay mẹ và phấn khích mỗi khi nghe thấy tiếng lắc chai".
Điều gì xảy ra khi rung lắc em bé?
Rung lắc em bé có thể gây ra những hậu quả không thể khắc phục được, thậm chỉ còn gây tử vong. Việc rung lắc quá mạnh có thể khiến em bé rơi vào trạng thái hôn mê hoặc bị xuất huyết não. Phần cổ của em bé còn rất yếu và không thể chịu được lực lắc mạnh.
Một trong những lý do phổ biến nhất cho hội chứng này là khi cha mẹ hoặc người chăm sóc cảm thấy bực tức, mệt mỏi trong việc làm em bé nín khóc. Khi em bé khóc không ngừng có thể khiến người chăm sóc phải rung lắc để em bé không khóc nữa.
Khi em bé khóc không ngừng có thể khiến cho cha mẹ hoặc người chăm sóc cảm thấy khó chịu, bực tức.
Lời khuyên để ngăn ngừa việc rung lắc em bé
Khi em bé khóc không ngừng có thể khiến cho cha mẹ hoặc người chăm sóc cảm thấy khó chịu, bực tức. Lúc này, để tránh những rủi ro gây nguy hiểm tới tính mạng của em bé, đồng thời làm dịu đi cơn bực bội của bản thân, mọi người có thể làm như sau:
1. Luyện tập cách thở
Học cách bình tĩnh là kỹ năng cần thiết và rất quan trọng trong việc xử lý một đứa trẻ đang khóc. Các bài tập hít thở được chứng minh là làm giảm căng thẳng hiệu quả tức thì.
- Hít thật sâu bằng mũi
- Đếm 5 giây trước khi hít không khí vào.
- Thở bằng miệng một cách từ từ, nhẹ nhàng trong 5 giây.
- Lặp lại bước này từ 3 - 5 phút.
2. Chia sẻ khối lượng công việc
Việc chia chăm sóc em bé cần được chia sẻ và nhờ sự trợ giúp thêm của người khác, tránh tình trạng cơ thể chịu đựng quá mức dẫn đến những hành động thiếu suy nghĩ.
3. Ngủ đủ giấc
Việc thiếu ngủ có thể khiến cha mẹ kiệt sức nghiêm trọng trong năm đầu tiên em bé sinh ra. Thiếu ngủ sẽ dẫn tới cáu kỉnh hơn, ít kiên nhẫn hơn, nhiều khả năng hành hộng một cách bốc đồng.
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: https://eva.vn/suc-khoe/be-gai-5-thang-tuoi-dot-quy-tu-vong-vi-bo-duong-rung-lac-c131a416943.html