Cuối tuần cả gia đình cùng thưởng thức nồi vịt om sấu đậm đà, ngầy ngậy lại chua chua thì còn gì bằng
Nguyên liệu làm vịt om sấu:
- Vịt: 1 con (không nên ham chọn con vịt quá béo, khi nấu lên món ăn quá ngậy do quá nhiều mỡ làm nước vịt om sấu mất đi vị ngon. Nên chọn con vịt vừa tầm, nặng, chắc thịt).
- 10 quả sấu xanh
- 0,5kg khoai sọ loại củ nhỏ
- 5 củ hành khô
- 10 lá mùi tàu
- 1 củ tỏi
- 5 củ sả
- Bún
- Gia vị: Muối, tiêu, ớt, gừng, nước mắm
Sơ chế nguyên liệu:
- Vịt làm sạch lông, dùng muối hạt chà xát kỹ mặt ngoài và trong con vịt cho sạch sẽ, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Tiếp tục rửa vịt bằng rượu trắng hoặc gừng để vịt hết mùi hôi, chặt vịt theo từng miếng thon dài vừa phải.
- Sấu gọt sạch vỏ, cứa mấy lát ngoài viền quả để khi nấu, sấu nhanh chín và ra nhân thịt.
- Khoai sọ rửa sạch, luộc qua với nước sôi khoảng 5 phút rồi đem xả nước lạnh là có thể dễ dàng bóc vỏ mà không hề bị nhớt hay ngứa tay.
- Hành, tỏi, xả đập dập, thái lát mỏng.
- Hành lá, mùi tàu rửa sạch, thái nhỏ.
Cách làm vịt om sấu chuẩn bị miền Bắc:
- Bước 1: Ướp thịt vịt 1/3 muỗng canh muối, 1/2 muỗng canh hạt nêm,1/3 muỗng cà phê tiêu, cùng 1/2 (hành, tỏi, sả), để 30 phút cho ngấm. Đun dầu nóng già cho 1/2 (hành + tỏi + sả) còn lại phi thơm cho thịt vịt xào săn.
- Bước 2: Cho sấu vào nồi, đổ nước cho ngập thịt. Các bạn có thể thay nước lạnh bằng nước dừa tươi để tăng vị đậm đà cho món vịt om sấu.
- Bước 3: Khi thấy vịt hơi mềm thì cho khoai vào đun cùng. Đến khi khoai chín mềm nhưng không quá nát là được.
Dầm sấu từ từ khi thấy vừa đủ độ chua thì ngừng, nêm nếm lại gia vị, rắc mùi tàu, rau ngổ, ớt thái sợi, múc ra bát, ăn nóng kèm bún.
Những người nên kiêng thịt vịt
Thịt vịt là một trong những món ăn phổ biến hàng ngày của các gia đình. Đồng thời là món ăn hấp dẫn trên thực đơn của các nhà hàng từ bình dân đến cao cấp.
Tuy nhiên, món ăn phổ biến không có nghĩa là phù hợp với tất cả mọi người. Sau đây là danh sách những nhóm người không nên ăn thịt vịt, hoặc chỉ ăn với mức độ rất hạn chế.
1. Người có thể chất yếu, lạnh
Theo Đông y, thịt vịt có tính lành, đối với những người có thể trạng hàn lạnh thì nên hạn chế ăn thịt vịt, bởi sau khi ăn vào có thể sẽ gây lạnh bụng, dẫn đến cảm giác chán ăn, đau bụng, tiêu chảy hoặc các dấu hiệu tiêu hóa bất lợi khác.
2. Thịt vịt có độ đạm cao, người dị ứng thịt vịt tuyệt đối nên kiêng
Một số người ăn vịt sẽ gây ra dị ứng, đó là một loại bệnh dị ứng với những thực phẩm chứa lượng protein cao. Tức là có những người, ăn một bữa ăn quá giàu đạm thì sẽ gặp ngay hậu quả xấu liên quan đến đường tiêu hóa.
Sau khi kết thúc một bữa ăn quá nhiều đạm từ thịt vịt hoặc những món ăn quá giàu đạm, nhóm người này ngay lập tức có dấu hiệu ngứa ngoài da, sưng đỏ, sau đó đau bụng, tiêu hóa kém, đau đầu, nôn ói và các trạng thái mẫn cảm khác.
3. Những người đang bị cảm lạnh, đi ngoài phân lỏng
Khi đang bị cảm lạnh, sốt, tốt nhất không nên ăn thịt vịt. Mặc dù thịt vịt vốn rất tốt, nhưng người bị cảm thì cơ thể đang ở trong trạng thái yếu ớt, chức năng tiêu hóa giảm sút. Nếu tiếp tục ăn thịt vịt, có lượng mỡ tự nhiên khá cao, sẽ cản trở hấp thụ, không thể tiêu hóa. Càng ăn nhiều, cơ thể càng trở nên tồi tệ hơn.
Người bị cảm lạnh, tốt nhất nên chọn những món ăn nhẹ nhàng, thanh đạm, dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó, người bị cảm lạnh cơ thể đã bị hư hàn ở mức tổn thưởng, nếu ăn thêm thịt vịt có tính lạnh, giống như động tác làm cho bệnh trở nên nặng.
Người bị cảm do nhiệt, nóng bốc hỏa, thì ăn thịt vịt không bị ảnh hưởng bởi nguyên nhân này.
4. Người bị bệnh viêm đường ruột, béo phì, xơ cứng động mạch
Nhóm người bệnh cuối cùng nên tránh thịt vịt, đó là người đang có tiền sử bệnh viêm đường ruột mãn tính. Theo Đông y, thịt vịt có tính ngọt vị mặn, ăn vào sẽ khiến cho bệnh viêm đường ruột trở nên nặng hơn.
Những người đang mắc các bệnh như đau bụng, tiêu chảy, đau lưng, đau bụng kinh thì tốt nhất cũng không nên ăn thịt vịt, hoặc ăn ở mức rất hạn chế.
Những thực phẩm khắc với thịt vịt, không nên kết hợp
Sau đây là một số loại thực phẩm được đánh giá là dễ gây bất lợi, xung khắc với món thịt vịt. Bạn nên tránh chế biến chúng trong cùng một món ăn hoặc ăn chung trong bữa ăn.
- Không nên kết hợp thịt vịt với thịt thỏ, hạt óc chó, mộc nhĩ, hồ đào, tỏi, kiều mạch.
- Không nên ăn thịt vịt cùng với trứng gà vì có thể làm tổn hại đến nguyên khí trong cơ thể.
- Không nên ăn thịt vịt cùng lúc với thịt rùa, sẽ làm cho cơ thể rơi vào tình trạng âm thịnh dương suy, phù nề và tiêu chảy.
Article sourced from PHUNUTODAY.
Original source can be found here: https://phunutoday.vn/nang-nong-chan-com-dau-dau-nghi-toi-nay-an-gi-bun-vit-om-sau-thanh-mat-la-goi-y-tuyet-voi-d216836.html