Cha mẹ nên làm gì để bảo vệ khi con cái bị bắt nạt ở trường học

21:00' 18-04-2022
Một trong những vấn đề khiến cha mẹ lo lắng khi con mình đi học là liệu chúng có bị bắt nạt ở trường hay không.

Sau khi con cái đi học, cha mẹ không thể nào bên cạnh con mình mọi lúc mọi nơi. Ngoài việc quan tâm tới điểm số, có không ít cha mẹ sợ con mình bị bắt nạt ở trường. Khi đó, giáo viên trở thành cầu nối quan trọng giữa phụ huynh và học sinh.

Tiểu Linh là một cô bé xinh đẹp và học giỏi. Trong mắt bạn bè và thầy cô, em rất ngoan ngoãn, hiền lành, chưa bao giờ gây gổ với ai. Cha mẹ của Tiểu Linh đặt rất nhiều hy vọng vào con cái. Họ luôn hy vọng con gái tập trung vào việc học thay vì lãng phí thời gian như những bạn khác.

Một ngày nọ, Tiểu Linh vô tình va vào một bạn nam cá biệt trong trường. Mặc dù cô bé liên tục xin lỗi nhưng cậu bé này không ngừng trêu chọc, thậm chí còn có những hành động như khoác vai, nắm tay.

Trong khi Tiểu Linh xô cậu bé ra thì giáo viên chủ nhiệm của cô bé nhìn thấy cảnh này. Nhìn thấy những hành động của cô bé và nam sinh kia, cô giáo hiểu nhầm 2 em học sinh này đang yêu nhau.

Thấy cô giáo tới, nam sinh kia vội buông tay và Tiểu Linh mới có thể trở về lớp học. Điều không ngờ là sau khi tan học, cậu bé này tiếp tục chặn ở cửa trường, cố tình đợi và trêu chọc cô bé thêm. Một lần nữa, giáo viên nhìn thấy cảnh này nên ngày hôm sau đã mời phụ huynh của cô bé tới trường.

Khi cha của Tiểu Linh đến trường, giáo viên nói lại những gì mình thấy và khẳng định cô bé và nam sinh kia đang quen nhau. Trước những lời buộc tội của giáo viên, cô bé cảm thấy rất đau khổ nhưng không thể đưa ra được bằng chứng chứng minh mình bị oan.

Tuy nhiên, giáo viên chủ nhiệm còn nói thêm: “Nếu em không thực sự quen nam sinh kia, em định tiếp tục để họ quấy rầy mãi như vậy sao? Em biết rõ ràng hành động đó ảnh hưởng nhiều tới việc học của mình không?”.

Những lời nói của giáo viên chủ nhiệm làm tổn thương lòng tự trọng Tiểu Linh rất nhiều. Thế nhưng trong chuyện này, như những gì giáo viên kia nói, nếu tiếp tục im lặng và không phản kháng, cô bé sẽ bị nam sinh kia trêu chọc mỗi ngày.

Tại sao trẻ lại bị bắt nạt, trêu chọc ở trường?

- Rụt rè

Một số đứa trẻ có tính cách nhút nhát, rụt rè, không dám bày tỏ ý kiến của bản thân khi nói chuyện với người khác. Đây là một trong những lý do chính khiến trẻ bị người khác bắt nạt.

- Hèn nhát

Trong một tập thể, có một số đứa trẻ tỏ ra yếu đuối, hèn nhát, người ta nói gì, đánh giá ra sao về mình cũng đều im lặng chấp nhận. Sự mềm lòng, không dám phản kháng này dễ trở thành mục tiêu của những học sinh cá biệt.

- Quá hiền lành

Trẻ hiền lành, tỏ ra sợ hãi trước mặt những đứa trẻ kiêu ngạo hơn mình thường là đối tượng bị bắt nạt nhiều nhất. Cho dù là đồ đạc của mình cũng không dám giành lấy lại. Điều này khiến cho những đứa trẻ khác càng thích bắt nạt, trêu chọc nhiều hơn và lấy đó làm niềm vui.

Cha mẹ nên làm gì nếu con mình bị bắt nạt ở trường?

- An ủi

Khi một đứa trẻ bị bắt nạt ở trường, chúng sẽ rất bất bình và hoảng sợ. Nếu hiểu được điều này, cha mẹ cần kịp thời xoa dịu cảm xúc của trẻ. Cha mẹ nói nói với trẻ rằng, đừng sợ hãi, dù có chuyện gì xảy ra cha mẹ vẫn sẽ luôn ở bên cạnh ủng hộ và bảo vệ.

- Giải quyết vấn đề một cách kịp thời

Khi trẻ bị bắt nạt, cha mẹ nên liên hệ với nhà trường để tìm hiểu lý do tại sao con mình bị bắt nạt. Chỉ có như vậy, phụ huynh và giáo viên mới có thể cùng nhau tìm ra giải pháp hợp lý nhất cho vấn đề để bảo vệ con em mình.

Bảo vệ sự an toàn của con cái ở trường là mối quan tâm hàng đầu của cha mẹ. Vì vậy, khi trẻ bị người khác bắt nạt trong trường học, cha mẹ phải giải quyết sự việc một cách đúng mực và tích cực, nhanh chóng giúp trẻ lấy lại tinh thần càng sớm càng tốt.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về Nhà hàng?

Crystal Jade Vùng: Melbourne. Phone: 9639 2633
Xem thêm

ẩm thực đồ biển Trung Hoa ngon nhất vùng Melbourne


Article sourced from 24H.

Original source can be found here: https://www.24h.com.vn/giao-duc-du-hoc/con-cai-bi-treu-choc-bat-nat-o-truong-cha-me-nen-lam-gi-c216a1350301.html