Bà bầu đi lễ chùa có tốt không không?

05:00' 06-01-2021
Theo quan niệm dân gian, bà bầu không nên đi chùa vì đi lễ đền chùa ảnh hưởng đến thai nhi, dễ bị “bắt” mất con. Tuy nhiên sự thật bà bầu có được đi chùa không và cần phải kiêng gì khi đi chùa?

1. Bà bầu đi chùa được không?

Rất nhiều mẹ bầu mang thai muốn đi lễ chùa đầu năm, cầu sức khỏe, phước lành cho em bé sắp chào đời. Thế nhưng nhiều người lại can ngăn vì cho rằng đền chùa là nơi nhiều âm khí, không tốt cho em bé, thậm chí phụ nữ mang thai đi ngang qua chùa còn dễ bị “bắt” mất con.

Nhiều người cho đó là mê tín dị đoan, không nghe theo, nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều mẹ bầu lo lắng và kiêng kị tuyệt đối việc lễ chùa đầu năm, vì tin rằng âm khí dễ ám vào thai nhi.

Bà bầu lễ chùa tốt cho cả mẹ lẫn con

Theo chuyên gia nghiên cứu Phật học Nguyễn Mạnh Cường (Viện Phật học Việt Nam), chùa chiền là chốn linh thiêng, thanh tịnh, cũng là nơi chúng sinh ngoài thế tục tỏ lòng kính ngưỡng Phật, gieo mầm cơ duyên với Phật pháp, kết thiện duyên, tiêu tai giải nạn…

Xưa, người phụ nữ có bị cấm tới đình làng và một số nơi thờ tự. Phụ nữ đến kỳ, đến tháng chưa sạch thì nên kiêng. Chưa bao giờ có chuyện cấm phụ nữ mang bầu lên chùa, kể cả trong các sách cổ xưa cũng không nói tới chuyện đó, bởi chuyện sinh nở không ảnh hưởng gì khi đi lễ chùa.

Việc đi lễ chùa còn giúp bà bầu tìm lại sự thanh thản trong tâm hồn, cầu bình an cho cả mẹ và con, về mặt tâm linh cũng rất tốt cho việc sinh nở. Tốt nhất, lành nhất là đến chùa thắp hương, còn những nơi thờ tự khác nên hạn chế đến.

Bà bầu chỉ nên đi những chùa gần nhà, không quá đông đúc. Nếu đi chùa lớn, đông người chen lấn sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe và an toàn của thai nhi. Người mẹ và người thân trong nhà cần chuẩn bị kế hoạch, chọn thời gian đi lễ phù hợp, đảm bảo sức khỏe và an toàn cho thai phụ khi đi lại.

2. Những lưu ý khi bà bầu đi lễ chùa đầu năm

– Phụ nữ có thai cần hạn chế đến những chùa lớn, nơi tập kết đông người đến thăm viếng. Vì ở những nơi quá đông người chen lấn, xô đẩy ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi nhất là sảy chân bị ngã, rất nguy hiểm. Chưa kể chùa chiền mùa lễ Tết có nhiều hương khói. Không khí những nơi như này sẽ ngột ngạt. Với thai phụ, đặc biệt với những người sức đề kháng kém thì rất dễ mắc các bệnh về hô hấp ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

– Bà bầu chỉ nên đi lễ chùa nếu thấy sức khỏe cho phép, nhất là thai nhi khỏe mạnh. Nếu cơ thể yếu, bà bầu dễ động hoặc sảy thai. Bà bầu đi chùa cần lên kế hoạch, chọn thời gian đi lễ sao cho phù hợp, đảm bảo sức khỏe và an toàn cho mẹ và thai nhi khi đi lại.

– Một người con hướng Phật thì dù ở đâu cũng có thể cầu niệm được chứ không nhất thiết phải đến chùa. Bà bầu tránh đi lại nhiều và xa khiến sức khỏe mệt mỏi quá mức, bởi thế nếu có chỉ nên đi chùa gần nhà.

– Nếu có tới lễ chùa, bà bầu nên để tinh thần thư giãn bằng việc vãn cảnh, tìm điểm nghỉ chân hợp lý để sức khỏe được đảm bảo.

Người nhà Phật có câu “nhất niệm Tây phương” có nghĩa là 1 ý niệm thôi cũng đã đến miền đất Phật rồi, đã được Thần Phật chứng, thế nên không nhất thiết phải đi chùa nếu như trong tâm ta có Phật. Và trong Phật giáo cũng không dạy ta phải đi chùa thắp nhang hương mới có công quả, mà Phật dạy chúng ta nên hành thiện tích phước đức đó mới là điều Phật muốn và là cách tích nhiều công quả nhất.

3. Bà bầu đi chùa cần kiêng kị điều gì?

– Đi lễ chùa bạn phải ăn mặc giản dị, sạch sẽ, đặc biệt không mặc váy ngắn, quần cộc, áo hở lườn hở nách…

– Vào chùa nên đi từ cửa bên, không đi cửa chính giữa; đồng thời không dẫm lên bậu cửa khi bước vào, nếu không sẽ phạm phạm tội bất kính.

– Vào Phật đường, đi vòng quanh tượng Phật, khu vực tam bảo, đi từ phải sang trái, niệm tên Phật “A di đà phật”.

– Khi đi lễ chùa bạn nên thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài, hạn chế thắp hương bên trong chùa.

– Không đứng hoặc quỳ chính giữa Phật đường lễ Phật mà nên quỳ lễ chếch sang bên trái hoặc phải một chút.

– Đi chùa không nên chụp ảnh, quay phim tùy tiện trong chùa, khi đứng khấn vái, không nên đứng thẳng bàn thờ mà nên đứng chéo sang một bên.

– Không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh.

– Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì thí chủ đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức.

4. Lời khuyên để bà bầu đi lễ chùa đầu năm

– Nên khám thai định kỳ đầy đủ và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi lên kế hoạch đi lễ xa. Nếu đi lễ xa, nên mang theo sổ khám thai (tốt nhất là kết quả trong vòng 1 tuần). Cần đem theo các loại thuốc đã được bác sĩ kê đơn sẵn.

– Ba tháng đầu do bánh nhau chưa thành lập nên rất dễ có hiện tượng động thai, sảy thai… Cơ thể chưa nặng nề nhưng không thích hợp cho đi lễ chùa xa. Các yếu tố như nghén, buồn ngủ, mỏi mệt cũng ảnh hưởng đến việc đi lại…

– Nếu đi lễ xa, thai phụ và người thân đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn uống để giữ sức khỏe của mẹ và thai nhi.

– Tránh tới chùa phải đi bộ nhiều, leo trèo nhiều vì không thích hợp cho người mang thai.

– Nên chuẩn bị sẵn số điện thoại của các bệnh viện chuyên sản khoa nơi đến lễ để dự phòng khi khẩn cấp.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về Nhà hàng?

Crystal Jade Vùng: Melbourne. Phone: 9639 2633
Xem thêm

ẩm thực đồ biển Trung Hoa ngon nhất vùng Melbourne


Article sourced from TUVINGAYNAY.

Original source can be found here: https://tuvingaynay.com/ba-bau-di-chua-duoc-khong-can-kieng-ky-dieu-gi-khi-di-le-chua-dau-nam.html