5 tư duy khác biệt quan trọng trong tư duy của người giàu và người nghèo

01:00' 27-12-2023
T. Harv Eker, tác giả cuốn sách Bí mật tư duy triệu phú tiết lộ 5 điểm khác biệt quan trọng trong tư duy của người giàu và người nghèo.

Sau khi ra đời năm 2005, tác phẩm của của T. Harv Eker trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất nước Mỹ.

Tại sao cuốn sách này lại thu hút sự chú ý đến vậy? Theo Harv Eker, cuốn sách không dạy người khác kiếm tiền mà chỉ gợi ý người ta thay đổi từ bản thân mình. "Khi bạn thay đổi suy nghĩ, hành vi sẽ tự nhiên thay đổi và tạo ra của cải", tác giả nói.

Harv Eker chính là minh chứng điển hình nhất. Xuất thân trong một gia đình nghèo khó, năm 7 tuổi ông di cư đến Mỹ cùng cha mẹ. 13 tuổi, cậu bé Harv đã trải qua đủ thứ nghề như bán kem, nhân viên giao hàng. Cuộc sống nghèo khó nên ngay từ nhỏ, Harv đã khao khát thành công.

Khi trưởng thành, Harv quyết định bỏ đại học để kinh doanh, tuy nhiên liên tiếp gặp thất bại. Tình cờ ông nói chuyện với một doanh nhân giàu có là bạn của cha mình. Người này cho ông lời khuyên: "Cậu chỉ cần làm một điều, đó là bắt chước cách suy nghĩ của người giàu".

Từ đó, Harv bắt đầu nghiên cứu cách người giàu suy nghĩ, đồng thời tìm hiểu quy luật vận hành trong tâm trí họ. Sau đó, ông phát hiện ra rằng suy nghĩ của người giàu quả thực khác xa với suy nghĩ của người thường.

Sau đó ông vay 2.000 USD để bắt đầu kinh doanh đồ thể thao và kiếm được khoản lợi nhuận đầu tiên 11.000 USD. Gần ba năm sau, quy mô của thương hiệu đã lên tới 10 cửa hàng. Sau này Harv đã bán một nửa cổ phiếu của mình cho công ty thực phẩm HJ Heinz và thu về 1,6 triệu USD, hoàn thành ước mơ triệu phú.

Trong những cuốn sách hướng dẫn làm giàu sau này, Harv đã đúc kết những kinh nghiệm có được trong thời gian kinh doanh của mình.

T. Harv Eker trong một buổi diễn thuyết về tư duy làm giàu tại Mỹ, năm 2006. Ảnh: businesswire

Dưới đây là 5 tư duy khác biệt giữa người giàu và người nghèo do triệu phú này chỉ ra.

Người giàu làm việc để trở nên giàu có, người nghèo chỉ suy nghĩ "mình muốn trở nên giàu có"

Hầu hết mọi người không thể đạt được những gì mong muốn bởi họ không hành động. Nhưng người giàu lại luôn nhận thức được mục tiêu của mình, họ không dao động và toàn tâm toàn ý tham gia vào việc tạo ra của cải.

Bắt tay vào làm việc là cách duy nhất người giàu có thể đạt được mong muốn. Họ sẵn sàng đánh đổi thời gian để làm việc hay học tập, thậm chí hy sinh thời gian tụ tập với gia đình, bạn bè để cố gắng hoàn thành những mục tiêu đề ra.

Người giàu giỏi quản lý tiền bạc, người nghèo lại giỏi tiêu tiền

Người giàu không thông minh hơn người nghèo nhưng thói quen quản lý tiền của họ khác với số đông. Người giàu luôn hình thành thói quen và khả năng quản lý từ những khoản tiền nhỏ để có cơ hội kiếm được những khoản lớn hơn.

Harv Eker đề nghị mở một tài khoản riêng tại ngân hàng, để mỗi khi nhận được một khoản tiền, hãy bỏ 10% số tiền đó vào tài khoản này và chỉ sử dụng chúng cho mục đích đầu tư và tạo thu nhập, hoặc sử dụng sau khi nghỉ hưu.

Ngay cả khi không có nhiều tiền, bạn cũng có thể bắt đầu với một số tiền rất nhỏ. Ngoài ra, mỗi người cũng có thể đặt một "quỹ tự do tài chính" nhằm tạo cho bản thân thói quen tiết kiệm một ít tiền mỗi ngày và tập trung toàn lực để đạt được mục tiêu tự do tài chính.

Theo Harv Eker, nên biến việc làm này thành thói quen. "Sau khi trừ đi các quỹ trên, thu nhập còn lại nên gửi vào 4 tài khoản: 10% gửi dài hạn, 10% học hành, 50% nhu cầu sinh hoạt, 10% phát sinh", vị triệu phú khuyên.

Người giàu chọn chi trả dựa theo kết quả, người nghèo chọn chi trả dựa theo thời gian

Người nghèo luôn muốn nhận một mức lương cố định hàng tháng vì nó mang lại cho họ cảm giác an toàn, nhưng Harford chỉ ra rằng sự "an toàn" này phải trả giá bằng việc không thể trở nên giàu có. Vì nếu đổi thời gian để lấy tiền, thời gian có hạn nên tất nhiên phần thưởng thu về cũng có hạn.

Trong khi đó, người giàu thường sở hữu một số hình thức kinh doanh và kiếm thu nhập từ lợi nhuận. Harford khuyên mọi người nên có công việc kinh doanh riêng, dù là toàn thời gian hay bán thời gian. Ngay cả khi không có ý tưởng khởi nghiệp, bạn vẫn có thể tận dụng tiềm lực công ty, chẳng hạn như làm nhân viên kinh doanh, tạo ra tiền thưởng dựa trên hiệu quả công việc. Đây cũng là phương pháp có tính chi phối cao tương tự như bản chất của khởi nghiệp.

Người giàu tìm cách có cả hai, người nghèo lại đau đầu lựa chọn

Người nghèo thường nhìn thế giới dưới góc độ "có giới hạn", nhưng người giàu lại tìm cách sử dụng khả năng sáng tạo để vượt qua mọi giới hạn. Harv Eker nhấn mạnh, khi đứng trước sự lựa chọn một trong hai thứ, nên tự đặt câu hỏi: "Làm thế nào để tôi đạt được cả hai điều này thay vì chỉ xem xét cách lựa chọn một trong hai".

Theo ông, dám nghĩ và dám hành động, chắc chắn sẽ sớm đạt được thành công.

Người giàu dùng tiền kiếm ra tiền, người nghèo dùng sức kiếm tiền

Mục tiêu của người giàu là sớm đạt được tự do tài chính, tức là được sống cuộc đời mà họ mong muốn mà không cần phải làm việc hay trông cậy vào tiền bạc của người khác. Mục tiêu này có thể đạt được thông qua "thu nhập thụ động", là thu nhập có thể mang lại lợi ích mà không cần có sự tham gia của bản thân, chẳng hạn như tiền lãi và lợi nhuận sau khi bỏ tiền ra đầu tư.

"Người nghèo chọn tức thì, người giàu chọn lâu dài", Harv Eker chỉ ra. Thông qua việc tiết kiệm, vị triệu phú khuyên hãy tích lũy vốn rồi tham gia đầu tư để "tiền đẻ ra tiền". Đây là sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo: người nghèo coi một đồng là một đồng và đổi tiền lấy thứ họ muốn. Người giàu lại coi mỗi đồng như một "hạt giống". Sau khi gieo trồng nó, họ có thể kiếm được 100 đồng.

Vì vậy, mỗi đồng bạn chi tiêu hôm nay rất có thể là hàng trăm đồng trong tương lai. Trước khi quyết định mua một món hàng nào đó, hãy để mục tiêu tự do tài chính trong đầu ngăn cản bạn.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về Luật sư - Trạng sư?

Verduci Lawyers Vùng: Footscray. Phone: 9689 4733
Xem thêm

chuyên về luật thương mại, luật gia đình, luật bất động sản


Article sourced from VNEXPRESS.

Original source can be found here: https://vnexpress.net/5-tu-duy-khac-biet-cua-nguoi-giau-4691417.html