Yêu là biết người kia không hoàn hảo, nhưng cả hai vẫn tay nắm chặt tay không rời

23:00' 13-01-2020
Tình yêu giữa hai người giống như hai bàn tay vậy. Khi đan vào nhau rồi thì tay bên này không thể tách rời hoặc làm được bất cứ việc gì mà không gây tác động đến tay bên kia. Nó chỉ là sự bám dính, không có tự do, không có sự thoải mái khi tách rời.

Khắp mọi nơi, từ phim ảnh cho đến văn học, ca từ… ta đều bắt gặp được những đại loại như:

“Yêu là khi hai người trở thành một.”

“Một trái tim, một tình yêu.”

“Chung dòng suy nghĩ.”

Bạn có nghĩ những điều trên là tình yêu không? 

Nhưng đó không phải là yêu, mà là lệ thuộc. Khi bạn tự vứt bỏ những gì thuộc về mình để có thể “vừa” với người khác, bạn chẳng nhận lại được gì cả. Bạn chỉ đang đánh mất chính mình.

Điều đáng trân trọng của việc yêu không phải là tạo ra một vòng xoáy cộng sinh luẩn quẩn mà ta không tài nào biết đâu là khởi nguồn, đâu là kết thúc. Đó là thứ kịch bản dành cho phim kinh dị.

Và ta nên sợ hãi thứ tình cảm đó, chứ không phải khao khát nó.

Yêu là, khi ta vẫn là chính mình, chia sẻ cuộc hành trình với một người khác, vẫn là chính họ.

Ảnh minh họa: Internet

Rất nhiều người cảm thấy như trong tâm mình có một vùng rất rỗng, và để lấp đầy nó, ta tìm kiếm, ta huyễn hoặc hóa rằng người đó sẽ giúp ta tròn đầy, sẽ khỏa lấp được nỗi mênh mang trống trải và chữa lành những vết thương sâu bên trong ta. Và khi ta tìm được họ, ta bấu víu như thể vừa vớ được chiếc phao cứu sinh, ta cuống cuồng dâng hiến, ta vật vã mở lòng nhằm khỏa lấp những nhu cầu tương tự của người ấy.

Thế nhưng, để trở thành một phần của mối quan hệ hai người, để tạo dựng nên khu vườn tình yêu nơi ta và người ấy có thể cùng vươn mình nảy nở, trước hết ta cần phải biết được ta là ai, và cần phải chấp nhận được chính mình.

Ta không cần phải là người không chút tì vết, vì tình yêu vốn không phải là sự hoàn mỹ. Yêu là biết người kia không hoàn hảo, nhưng cả hai vẫn tay nắm chặt tay cùng sống, cùng đương đầu, cùng giúp nhau phát triển, và trở thành những gì tốt nhất ta có thể.

Tình yêu giữa hai người giống như hai bàn tay vậy. Khi đan vào nhau rồi thì tay bên này không thể tách rời hoặc làm được bất cứ việc gì mà không gây tác động đến tay bên kia. Nó chỉ là sự bám dính, không có tự do, không có sự thoải mái khi tách rời.

Nhưng vẫn có cách để hai bàn tay tồn tại cùng nhau, nhưng vẫn thoải mái khi tách biệt. Tay này có thể nắm lấy tay kia mà vẫn giữ được những gì riêng nhất của mình, có thể tự do khám phá những thứ ngoài biên giới của sở thích chung.

Cộng tác, chứ không phải cộng sinh. Lành mạnh, chứ không lệ thuộc.

Khi ta tin rằng yêu là phải hòa làm một với người ấy, khi cả hai có những sở thích, ý tưởng, suy nghĩ và sở thích khác biệt, không thống nhất, ta sẽ kém khả năng chấp nhận, và tìm ra lối đi cho những khác biệt giữa hai người. Những cuộc xung đột ý kiến trở nên bi kịch. Những khác biệt về mối quan tâm bắt đầu nhuốm màu phẫn nộ. Và thứ người này thích nhưng người kia lại không sẽ bị coi là vết rạn chia tách mối quan hệ.

Tuy nhiên, nếu đón nhận tình yêu với tâm thế cộng tác giữa hai cá thể riêng biệt, thì chính những nét khác biệt sẽ làm đời sống của đối phương phong phú hơn, và những gì đối lập, trái chiều sẽ trở thành cơ hội để trao đổi - tiếp thu một cách cởi mở những suy nghĩ và ý tưởng. Hai người cùng phát triển, cùng chia sẻ hướng đi như những con người hoàn toàn độc đáo riêng biệt chứ không phải là bản sao của người kia.

Yêu không phải là hai trở thành một.

Yêu là khi cả hai cùng tiến về một hướng, cùng chấp nhận sự khác biệt, cùng giúp nhau trở thành phiên bản tốt nhất có thể trong khi cả hai vẫn đang bước những bước riêng trên hành trình của riêng mình.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về Giáo dục?

Williamstown High School Vùng: Williamstown. Phone: 9393 9039
Xem thêm

Trường có truyền thống về các chương trình học thuật, âm nhạc, thể thao và nghệ thuật.


Article sourced from GUU.

Original source can be found here: https://guu.vn/tai-sao-chung-ta-mai-khong-tim-duoc-tinh-yeu-lam-tuong-lon-nhat-ve-tinh-yeu-khien-nhieu-nguoi-tre-e-ben-vung-WjuJswtXMex2m.html