Vết thương lâu lành – nguyên nhân do đâu?

20:00' 06-09-2019
Vết thương lâu lành chứng tỏ sức đề kháng của cơ thể bạn đang ở mức báo động. Cùng tìm hiểu nguyên nhân cũng như giải pháp cho vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Vết thương lâu lành – nguyên nhân do đâu?

Nhiễm trùng: Làn da là hàng rào bảo vệ cơ thể trước vi khuẩn gây bệnh. Khi da bị trầy xước, vi trùng bên ngoài môi trường dễ dàng xâm nhập. Nếu vết thương bị nhiễm trùng, bạn sẽ nhận thấy vùng da xung quanh bị đỏ, sưng, đau và tiết dịch có mùi hôi.

Thiếu vitamin: Vitamin A, C trong trái cây và rau quả giúp vết thương mau lành. Vì vậy, khi bạn bị thương nên bổ sung thực phẩm như cam, rau bina, khoai lang… tăng cường vitamin cho cơ thể.

Bệnh tiểu đường: Người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ nhiễm trùng cao, ảnh hưởng tới hệ tuần hoàn và miễn dịch. Ngoài ra, bệnh tiểu đường còn gây ra tổn thương dây thần kinh, khiến người bệnh khó nhận biết khi bị thương. Nếu vết thương lâu lành, đặc biệt ở chân, bạn nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh chính xác.

Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc là thủ phạm khiến vết thương lâu lành bởi chúng cản trở hệ thống miễn dịch. Uống thuốc kháng sinh thường xuyên có thể tiêu diệt lợi khuẩn đường ruột, tăng nguy cơ nhiễm trùng trong cơ thể. Do đó, nếu nghi ngờ thuốc ảnh hưởng tới quá trình hồi phục, hãy trao đổi với bác sĩ để dừng và đổi thuốc.

Lưu thông máu kém: Khi bị thương, các tế bào hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển tế bào mới tới khu vực tổn thương kết hợp với collagen hình thành làn da mới. Nếu lưu thông kém, máu sẽ di chuyển chậm, trì hoãn quá trình chữa lành vết thương.

Vết thương hở lâu lành có thể cảnh báo bạn đang mắc bệnh tiểu đường. (Ảnh minh họa)

Loét da do nằm nhiều: Người bệnh nằm bất động trong thời gian dài làm tăng áp lực lên vùng da, tạo vết thương hở, tăng nguy cơ nhiễm trùng nếu không được chăm sóc đúng cách. Với các vết loét nhẹ, bạn có thể khắc phục chúng bằng cách đổi tư thế nằm thường xuyên để giảm áp lực lên da. Những vết loét nặng hơn, ví dụ như vết thương lâu lành chảy nước vàng, thì cần được chăm sóc y tế đặc biệt.

Uống rượu, bia: Theo nghiên cứu công bố trên Tạp chí Alcoholism: Clinical and Experimental Research (năm 2014) uống rượu, bia thường xuyên làm suy giảm lượng bạch cầu trong cơ thể, tăng nguy cơ nhiễm trùng trong quá trình hồi phục vết thương.

Cách điều trị vết thương khó lành

Trong nhiều trường hợp, bạn có thể giúp các vết thương nhanh lành hơn nhờ sự chăm sóc thích hợp. Dưới đây là hướng dẫn của Viện Da liễu Mỹ về chăm sóc vết thương tại nhà:

- Rửa nhẹ nhàng vết cắt, trầy xước da dưới vòi nước chảy.

- Giữ vết thương ẩm sẽ giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục. Bạn có thể thoa một chút vaseline để giữ ẩm da.

- Băng bó vết thương cẩn thận và làm sạch, thay băng hàng ngày.

- Tuân theo các hướng dẫn của bác sỹ, đặc biệt nếu bạn phải khâu vết thương.

Vết thương lâu lành có mủ sẽ khó điều trị hơn. (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các phương pháp điều trị để ngăn chặn các yếu tố có hại cho quá trình liền vết thương như hoại tử, nhiễm trùng, thiếu ô-xi, viêm … Những phương pháp này thường chỉ được thực hiện ở các cơ sở y tế uy tín.

Phương pháp điều trị cơ bản:

- Thay băng

- Phẫu thuật chuyển vạt da

- Ghép da

Phương pháp điều trị tiến bộ:

- Sử dụng các vật liệu sinh học

- Sử dụng các yếu tố tăng trưởng

để kích thích quá trình tăng sinh và tăng cường chức năng các thành phần tế bào tham gia liền vết thương …

Phương pháp điều trị tích cực:

- Sử dụng kỹ thuật ô-xi cao áp; la-de; công nghệ sinh học

- Các trị liệu tế bào và tế bào gốc

- Điều trị hút áp lực âm …

và các phương pháp hỗ trợ khác nhằm tăng hiệu quả điều trị vết thương lâu lành.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn nên nhớ rằng một vết thương bình thường cần tới 3 tuần mới khỏi hẳn. Nhưng bạn có thể đi khám bác sĩ sớm hơn để yên tâm về sức khỏe. Còn sau 1 tháng mà vết thương vẫn chưa lành, bạn nên đi khám bác sĩ ngay.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?

Hikaru Sushi M-City Vùng: Seven Hills. Phone: 8512 0843
Xem thêm

Article sourced from EVA.

Original source can be found here: https://eva.vn/suc-khoe/tai-sao-vet-thuong-lau-lanh-c131a404116.html