Vaccine AstraZeneca làm tăng nguy cơ xuất huyết nhưng hiếm khi gây tử vong

04:00' 12-06-2021
Nghiên cứu mới của các chuyên gia Anh và New Zealand cho biết nguy cơ xuất huyết tăng nhẹ với người được tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca.

Kết luận này được đưa ra trong báo cáo công bố trên tạp chí Nature Medicine ngày 9/6, sau khi nhóm chuyên gia Anh và New Zealand nghiên cứu hồ sơ của 1,7 triệu người trưởng thành được tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca tại Scotland.

Nghiên cứu mới cho thấy vaccine AstraZeneca có liên quan đến hiện tượng tăng nhẹ nguy cơ rối loạn xuất huyết có tên gọi tụt tiểu cầu do miễn dịch (ITP), có thể gây ra vết bầm tím ở một số người, nhưng cũng có thể khiến những người khác bị chảy máu nghiêm trọng. Tiểu cầu là loại tế bào máu thúc đẩy tiến trình đông máu và ngăn xuất huyết.

Lọ đựng vaccine Covid-19 của AstraZenaca tại một điểm tiêm chủng ở London, Anh ngày 18/2. Ảnh: Reuters.

Các chuyên gia cho biết ITP hiếm khi xảy ra, song từng được phát hiện trên người được tiêm vaccine thông thường như viêm gan B, sởi, quai bị và rubella. Chứng xuất huyết này thường không được chẩn đoán, nhưng hiếm khi gây tử vong và có thể điều trị được.

Báo cáo cho biết thông thường tỷ lệ gặp phải ITP là 0,009% tại Anh, song Covid-19 khiến tỷ lệ này tăng và chưa xác định được chính xác con số. Các chuyên gia ước tính khoảng 113 người gặp chứng ITP trong số 10 triệu người được tiêm một mũi vaccine AstraZeneca.

Nghiên cứu cho thấy khoảng 830.000 người được tiêm vaccine Pfizer-BioNTech ở Scotland không gặp hiện tượng tăng nguy cơ xuất huyết này.

Nguy cơ xuất huyết này khác với biến chứng đông máu hiếm gặp mà các chuyên gia châu Âu từng nhận định do vaccine AstraZeneca gây ra ở người tiêm. Chính phủ và cơ quan quản lý của nhiều nước những tháng qua giám sát chặt chẽ biến chứng đông máu của vaccine.

Nhóm chuyên gia Anh và New Zealand nhận định dù có nguy cơ gây xuất huyết, Anh và các quốc gia khác "không nên thay đổi chính sách triển khai tiêm vaccine AstraZeneca " do đây là công cụ "nhìn chung an toàn và hiệu quả" để chống Covid-19.

AstraZeneca và các cơ quan quản lý cho biết đang nghiên cứu sâu về biến chứng đông máu, đồng thời nhấn mạnh lợi ích của việc tiêm vaccine này cao hơn nguy cơ đối với mọi người. AstraZeneca ngày 9/6 cho biết hơn 500 triệu liều vaccine của hãng cứu sống hơn 100.000 triệu người, song tính an toàn của sản phẩm là "điều tối quan trọng".

Báo cáo của nhóm chuyên gia Anh và New Zealand cũng kết luận lợi ích của vaccine AstraZeneca vượt xa nguy cơ đối với người được tiêm, bao gồm chứng xuất huyết nội và đông máu. Do biến chứng đông máu thường xảy ra ở người trẻ tuổi, một số quan chức y tế cho biết nhóm này cần được cung cấp giải pháp thay thế vaccine AstraZeneca.

Nhóm chuyên gia cho biết tình trạng xuất huyết từng xảy ra với các loại vaccine khác từ lâu, do đó họ nghiên cứu nguy cơ xuất hiện biến chứng này đối với vaccine Covid-19.

Các chuyên gia cho biết phát hiện mới cho thấy các quốc gia cần giám sát chặt chẽ chương trình triển khai vaccine để chuẩn hóa danh sách các tác dụng phụ có thể xảy ra cùng những vấn đề phải mất vài tháng đến vài năm mới xuất hiện.

Bức tranh tiêm vaccine Covid-19 toàn cầu. Đồ họa: Tạ Lư. Bấm vào ảnh để xem chi tiết.

Các chuyên gia không tham gia vào nghiên cứu nói trên cho biết ITP thường khó chẩn đoán và đây là thách thức tồn tại từ lâu đối với việc hạn chế tác dụng phụ của vaccine. "Rủi ro do ITP gây ra do tiêm chủng thấp hơn nhiều so với nguy cơ đến từ Covid-19", các chuyên gia cho biết.

Vaccine AZD1222, còn gọi là Covishield, do Đại học Oxford và liên doanh dược phẩm Anh - Thụy Điển AstraZeneca phát triển với công nghệ vector virus. Vaccine dùng virus vô hại đưa protein của nCoV vào tế bào người, giúp kích thích phản ứng của hệ miễn dịch.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về Luật sư - Trạng sư?

Verduci Lawyers Vùng: Footscray. Phone: 9689 4733
Xem thêm

chuyên về luật thương mại, luật gia đình, luật bất động sản


Article sourced from VNEXPRESS.

Original source can be found here: https://vnexpress.net/vaccine-astrazeneca-co-the-tang-nguy-co-xuat-huyet-4291898.html