Uy lực tên lửa phòng không mới nhất của Nga

11:32' 07-02-2018
Tên lửa phòng không mới nhất của Nga chứng tỏ uy lực phòng thủ vượt trội so với tên lửa của Mỹ.

Cuối tháng 1, Nga thông báo hệ thống pháo phòng không và tên lửa đất đối không di động Pantsir-S1 sẽ được trang bị một loại tên lửa mới giúp tiêu diệt các mục tiêu nhỏ bay tầm thấp. Theo báo Business Insider, tên lửa có tên gọi là "gvozd" này được thiết kế để ngăn chặn các mục tiêu nhỏ như máy bay không người lái.
Pantsir-S1 (phía trước) và hệ thống S-400 tại căn cứ Nga ở Syria hồi tháng 12/2015. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga)

Pantsir sẽ mang được 4 gvozd trong mỗi ống phóng, tức có thể mang tối đa 48 tên lửa.

Vấn đề cách thức chiến đấu với các máy bay không người lái giá rẻ và cỡ nhỏ nhưng có thể mang vũ khí hoặc tiến hành các cuộc tấn công kiểu tự sát hiện nay đang là một bài toán làm đau đầu quân đội nhiều nước trên thế giới.

Nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã nhận thấy rõ lợi ích của máy bay không người lái và tháng 1 vừa qua đã diễn ra cuộc tấn công của một “đàn” máy bay này nhằm vào một căn cứ của Nga ở Syria, khiến 7 chiến cơ bị hư hại.

Hệ thống pháo và tên lửa Pantsir-S1 của Nga. (Ảnh: Reuters)

Pantsir – NATO gọi là SA-22 Greyhound – được đưa vào phục vụ quân đội Nga năm 2012. Vai trò sơ khởi của hệ thống này là phòng thủ điểm, tức là ngăn chặn các mục tiêu bay tầm thấp ở một khu vực nhất định.

Hệ thống được trang bị hai súng cannon tự động 2A38M cỡ nòng 30mm bắn tối đa 5.000 viên đạn/phút, và 12 tên lửa AA trong 12 ống phóng. Các vũ khí của hệ thống có tầm bắn hiệu quả ở phạm vi 10-20km.

Trong khi đó, hệ thống tên lửa S-400 của Nga được thiết kế để xử lý các mục tiêu tầm xa. Hệ thống có thể mang 4 tên lửa khác nhau, dài nhất có tầm bắn 400km, còn bình thường đạt 250km.

Các hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa và tầm trung S-400 Triumph/SA-21 Growler trong cuộc diễu binh Ngày Chiến thắng ở Quảng trường Đỏ, Moscow, Nga. (Ảnh: Reuters)

Hai hệ thống Pantsir và S-400 hoạt động kết hợp sẽ tạo ra "phòng thủ lớp", với S-400 bảo vệ tầm xa trước máy bay ném bom, chiến cơ và tên lửa đạn đạo, còn Pantsir bảo vệ tầm trung trước tên lửa hành trình, máy bay tấn công bay tầm thấp và máy bay không người lái.

 

Điều này giải thích vì sao bộ đôi phòng thủ này được triển khai kết hợp ở Syria.

So với Nga, Mỹ không có hệ thống phòng thủ điểm. Chiến lược phòng không của cường quốc số 1 thế giới phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống Tên lửa Patriot, hệ thống phòng không Avenger, và hệ thống tên lửa vác vai FIM-92 Stinger.

Hệ thống S-400 của Nga tại căn cứ Hemeimeem ở Syria. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga)

Theo giới chuyên gia, lý do khiến Nga đạt được ưu thế kể trên là vì Mỹ không phải đối mặt với một kẻ thù có năng lực trên không tân tiến, và bởi chiến lược phòng không của Nga được thiết kế đặc biệt để chống lại sự ưu việt trên không của Mỹ.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?

Glenroy West Primary School Vùng: Glenroy. Phone: 9306 8955
Xem thêm

Article sourced from VIETNAMNET.

Original source can be found here: http://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/ho-so/uy-luc-ten-lua-phong-khong-moi-nhat-cua-nga-429023.html