Ức chế chỉ một enzyme trong cơ thể, triển vọng gia tăng tuổi thọ cho con người

14:20' 15-12-2017
Tế bào nấm men (và cả ruồi giấm và giun) đã cải thiện được 10% tuổi thọ nhờ ức chế Pol III.


Ức chế một enzyme trong cơ thể mở ra triển vọng gia tăng tuổi thọ cho con người

Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học tại University College London (UCL) đã phát hiện: Khi ức chế enzyme Pol III trong giun và ruồi dấm, tuổi thọ 2 loài sinh vật này đều được kéo dài.

Bởi Pol III là một enzyme phổ biến trong các loài động vật kể cả con người, nghiên cứu này mở ra hi vọng giúp chúng ta chống lại quá trình lão hóa và sống lâu hơn.

Một enzyme quan trọng

Pol III là kí hiệu viết tắt của RNA polymerase III (Pol III). Từ lâu, các nhà nghiên cứu đã biết rằng enzyme này đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của tế bào và sản xuất protein. Nhưng phải cho tới gần đây, họ mới phát hiện khi hoạt động của Pol III bị suy giảm tuổi thọ của một số loài sẽ được kéo dài.

Cụ thể, tế bào nấm men (và cả ruồi giấm và giun) đã cải thiện được 10% tuổi thọ nhờ ức chế Pol III.

"Chúng tôi đã khám phá ra vai trò cơ bản của Pol III trong những con ruồi và giun trưởng thành: hoạt động của nó ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng tế bào gốc, sức khỏe đường ruột và sự sống sót của động vật”, Danny Filer, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.

"Khi chúng tôi ức chế hoạt động của nó, chúng tôi có thể cải thiện tất cả những điều này. Vì Pol III có cấu trúc và chức năng giống nhau giữa các loài, nên chúng tôi nghĩ rằng vai trò của nó trong động vật có vú và con người đáng được điều tra thêm. Pol III có thể dẫn chúng ta đến với các liệu pháp quan trọng”.

Nấm men, ruồi, và giun đã được lựa chọn cho nghiên cứu vì chúng là những loài riêng biệt, nhưng tất cả đều có enzym Pol III. Các kỹ thuật khác nhau, bao gồm chèn đột biến và can thiệp RNA, được các nhà khoa học sử dụng để ức chế Pol III và quan sát kết quả.

Khi enzyme này bị ức chế trong ruột những con ruồi và giun, chúng đã sống lâu hơn. Đây cũng là kết quả xảy ra khi các nhà khoa học ức chế Pol III chỉ trong những tế bào ruột gốc của ruồi.

Ức chế enzyme Pol III có thể giúp một số loài tăng tuổi thọ

Thuốc tăng tuổi thọ

Kết quả từ hiệu ứng ức chế Pol III đã được so sánh với phản ứng với rapamycin, một loại thuốc ức chế miễn dịch. Rapamycin được chỉ định cho những bệnh nhân ung thư và người nhận ghép tạng. Thuốc trước đây đã thể hiện khả năng kéo dài tuổi thọ trên chó. Nghiên cứu mới nhất này có thể giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn cách chính xác rapamycin hoạt động như thế nào.

Bây giờ chúng ta nghĩ rằng Pol III thúc đẩy tăng trưởng và tăng tốc quá trình lão hóa, trong việc đáp ứng với một tín hiệu bị ức chế bởi rapamycin. Vì thế ức chế Pol III là đủ để khiến những con ruồi sống lâu hơn như thể chúng được cho sử dụng rapamycin”, Tiến sĩ Nazif Alic, đồng tác giả nghiên cứu cho biết.

"Nếu chúng ta có thể điều tra cơ chế này kỹ hơn nữa và trên một phạm vi nhiều loài hơn, chúng ta có thể phát triển các liệu pháp chống lão hóa nhắm mục tiêu”.

Hợp chất rapamycin lần đầu tiên được phát hiện trên Đảo Phục Sinh, Thái Bình Dương và từ đó được sử dụng để tạo ra các loại thuốc có khả năng kéo dài cuộc sống cho một số loài. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của rapamycin trên con người - ít nhất cho tới thời điểm hiện tại.

Bây giờ, khi chúng ta có một sự hiểu biết sâu hơn về cơ chế đằng sau rapamycin, chắc chắn ý tưởng thử nghiệm nó trên người sẽ có giá trị hơn.

Nhóm nghiên cứu tại UCL dự định tiếp tục điều tra xem hiệu ứng ức chế Pol III có kéo dài tuổi thọ với một số sinh vật khác hay không? Và tại sao làm như vậy lại khiến chúng sống được lâu hơn.

Cũng phải nói rằng, từ phát hiện mới này tới một loại thuốc chống lão hóa vẫn còn một chặng đường dài. Nhưng những nghiên cứu như trên enzyme Pol III có thể cung cấp một số kiến thức căn bản, để một ngày nào đó chúng ta đạt đến mục đích cuối cùng là kéo dài tuổi thọ cho nhân loại.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?

Cultural Perspectives Vùng: Redfern. Phone: 0431 646 710
Xem thêm

Article sourced from XALUAN.

Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1999933