Trong vạn cái ác thì tà dâm đứng đầu
Người hiểu biết sẽ chủ động tránh tội tà dâm
Không phải ai cũng hiểu đúng về tà dâm vì khái niệm này còn tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể nhưng nhìn chung những người có lòng nhân ái, có đạo đức và hàm dưỡng đều giữ cho mình một cái tâm thanh tịnh và thành kính. Họ dùng sự thanh tịnh để bồi dưỡng đức hạnh của bản thân, dùng chính khí để chống lại những ham muốn xấu.
Chỉ có người thiếu hiểu biết nên chỉ tập trung vào lợi ích và mong muốn hiện tại, họ không đủ tầm nhìn xa nên mới dễ phạm tội tà dâm, người thì bị mất mạng, người thì bị mất chức vị, người thì hủy hoại gia đình và từ xa xưa có những người còn bị tuyệt tự.
Người quân tử biết rõ điều ấy là tai họa to lớn vô cùng nên nghiêm túc cự tuyệt, vì thế mà họ không bị tổn đức và luôn được hưởng phúc báo. Kẻ tiểu nhân lại cho đó là hạnh phúc to lớn mà sa vào nên tất sẽ bị ác báo.
Họa hay phúc không phải tự nhiên mà đến, đó đều là Quả mà chúng ta nhận được từ Nhân đã tạo ra từ trước đó. Hơn nữa, việc tham dâm háo sắc đến vô cùng nhanh.
Ngày nay mọi người chỉ đuổi theo những thú vui tạm thời, họ quên đi những giá trị cốt lõi, trở thành những người vô tri không biết sợ hãi mới dám có hành vi phóng túng, hơn nữa lại không biết sai mà sửa đổi thì người này sẽ phải thuận theo an bài mà trả tội nghiệp.
Dù họ cố lừa gạt những người xung quanh, nhưng cũng chẳng thể lừa dối chính mình khi chính bạn biết mình đã làm sai, từ đó tâm trí loạn động, hay bất an. Đó là chưa kể tới những việc bạn làm đều được Thần linh biết rõ và ghi nhận dù là chi tiết nhỏ.
Người quân tử luôn thận trọng ngay cả khi chỉ có một mình bởi vì họ biết rõ: Trên đầu ba thước có Thần linh. Cho dù là ở nơi bóng tối không người đi nữa thì họ cũng không dám phóng túng dục niệm của bản thân, thường ngày đều nghiêm túc giữ gìn hành vi của mình.
Trong vạn cái ác thì tà dâm đứng đầu
Người xưa có câu: “Vạn ác, dâm đứng đầu” từ bao đời nay đã được mọi người chứng kiến và truyền lại kinh nghiệm cho con cháu.
Bởi vì ý niệm dâm dục vừa mới động thì các chủng ác niệm cũng theo đó mà dấy khởi nên, các chủng tội nghiệp cũng từ đây trở đi mà sinh ra, tất cả các chủng thiện niệm cũng vì thế mà bị tiêu vong, thậm chí đến mức: “Muốn chiếm đoạt mà sinh tâm sát hại người khác, liêm sỉ và luân lý đều đã mất hết”.
Cổ nhân nói: “Một người xuất ra một niệm thuần thiện thì Thượng Thiên sẽ ban phúc cho họ.” Cho nên, Tôn Hậu thành tâm thành ý xuất ra một niệm cự tuyệt dâm dục mà được phúc báo, âu cũng là một việc hợp đạo lý!
Đứng trước những trở ngại cuộc sống, chúng ta thường xuyên có thói quen trốn chạy và từ đó chúng ta luôn là kẻ yếu đuối trước những dục vọng và sai ngày càng sai. Thực tế, nếu đủ nhận thức ta sẽ biết rằng sự phóng túng dục vọng chắc chắn không thể mang lại niềm vui thật sự cho chúng ta,có khi còn khiến ta cảm thấy vô cùng trống rỗng hoặc tội lỗi.
Bởi đã lạc mất phương hướng, nên càng đi càng rời xa hạnh phúc, nếu cứ cố chấp bước đi trên con đường sai lầm, càng đi chỉ càng khiến ta thêm đau khổ mà thôi. Nên quay đầu thì hãy quay đầu. Chuyện đã qua thì hãy để nó qua đi, bắt đầu từ bây giờ, hãy cho bản thân mình một cuộc đời mới.
Trong khi đó nếu đủ rèn luyện, tu dưỡng bản thân để nhận thức trong vạn cái ác thì tà dâm đứng đầu thì chỉ cần đẩy xa được dục vọng bạn lại có thể tự mang phước lộc lớn lao bất ngờ về cho mình.
Sách cổ Trung Hoa có ghi chép lại rất nhiều ví dụ về phương diện này. Những ví dụ ấy vừa để cảnh tỉnh con người thế nhân kịp thời nhận ra, kịp thời ước chế dục vọng, khôi phục lương tri đạo đức, tu sửa bản thân thành người thanh tịnh, đức độ, có tấm lòng cao thượng. Chỉ có quy chính lại bản thân, thì mới có thể có lại được may mắn, và rời xa tai họa.
Vào triều đại nhà Minh, có một thư sinh tên là Tôn Hậu, gia đình bần cùng đành phải vượt sông đi dạy học để kiếm sống. Về sau, Tôn Hậu lại đến gia đình nhà họ Trương ở Đường Tây làm công việc ghi chép để đổi lấy miếng ăn.
Một hôm, đêm đã khuya, tỳ nữ nhà họ Trương vụng trộm chạy đến gian phòng mà Tôn Hậu đang ngủ. Tôn Hậu biết rõ ý tứ của tỳ nữ này nên đã lớn tiếng nói: “Trong Thái Thượng cảm ứng thiên” nói rằng, Tam Thai, Bắc Đẩu, Tam Thi Thần lúc nào cũng theo sát chờ đợi sẵn, để ghi chép lại hết sai lầm của từng người. Tưởng rằng, đêm khuya tĩnh lặng không người mà Thượng Thiên không biết sao?” Tôn Hậu đã nghiêm khắc cự tuyệt.
Nhưng sự việc này lại bị một vị thầy giáo dạy học của nhà họ Trương nhìn thấy. Ông ta liền lén lút gọi mời tỳ nữ này đến gặp gỡ.
Đến tết Đoan Ngọ, ông thầy giáo đó đột nhiên phát bệnh ung nhọt, toàn thân đau nhức, không có cách nào chữa trị. Lúc này, chủ nhà đành phải mời Tôn Hậu lên làm thầy giáo đứng lớp chính.
Một hôm, Tôn Hậu gặp người chú của mình tại Giang Khẩu. Người chú này kinh ngạc nói: “Bởi vì con trai của ta bị bệnh nên ta đến miếu thờ Thành hoàng cầu nguyện. Đến lúc trời tối, ta ngủ luôn ở đó, không ngờ mơ thấy Thần thành hoàng ngồi trên điện. Sau đó, vị Thần thành hoàng kêu thuộc hạ dâng cuốn sổ ghi chép những người có mệnh bị chết đói lên để sửa đổi. Từng tên từng tên được đọc lên, khoảng chừng mười mấy người thì ta nghe thấy có tên của cháu. Ta hỏi vị minh quan: “Vì sao mà Tôn Hậu lại được cải sửa?”
Vị minh quan nói: “Trong bổn mệnh của người này, vào năm 46 tuổi sẽ bị chết đói nơi đất khách quê người. Nhưng bởi vì vào đêm ngày 18 tháng Tư năm nay anh ta đã nghiêm khắc cự tuyệt dâm với một tỳ nữ, cho nên sẽ kéo dài tuổi thọ của anh ta thêm 24 năm. Đồng thời sửa lại số mệnh phải chịu đói khát thành được hưởng bổng lộc.” Nói đến đây, người chú này liên tục nói lời chúc mừng Tôn Hậu.
Về sau, học sinh theo học Tôn Hậu càng ngày càng đông, mỗi năm tiền học phí mà Tôn Hậu thu được lên đến hơn 100 lượng vàng. Đến năm 36 Vạn Lịch, Tôn Hậu 46 tuổi, quả nhiên năm đó mất mùa, giá gạo vô cùng đắt đỏ, những người nghèo hầu như không có tiền mua, người chết đói vô cùng nhiều. Nhưng Tôn Hậu không những tránh được kiếp nạn này mà còn vô cùng giàu có.
Lúc về già, gia đình Tôn Hậu vẫn thuộc hàng giàu có. Đến năm Tôn Hậu 70 tuổi thì không bệnh mà chết (ứng nghiệm với viêc được kéo dài 24 năm).
Article sourced from TUVINGAYNAY.
Original source can be found here: https://tuvingaynay.com/toi-ta-dam-vi-sao-trong-van-cai-ac-thi-ta-dam-dung-dau.html