Trẻ thiếu tự tin và dễ trở thành người bạo lực vì sai lầm trong cách dạy con của cha mẹ

12:00' 21-09-2019
Những cách dạy con dưới đây chẳng những không tốt cho sự p‌hát triển nhân cách của bé, mà ngược lại càng làm cho bé thiếu tự tin và dễ trở thành người bạo lực.


ảnh minh họa

Dùng đòn roi, bạo lực

Trẻ con thường vô cùng hiếu động nên người xưa thường nói rằng “thương cho roi cho vọt” hàm ý để dạy con nên người cha mẹ cần phải nghiêm khắc và đôi khi cần phải dùng tới bạo lực để trẻ nhớ lâu những bài học mà cha mẹ đã dạy. Nhưng trên thực thế việc làm này hoàn toàn phản tác dụng. Việc cha mẹ dùng bạo lực với trẻ sẽ khiến trẻ trở nên lì lợm, ương bướng và khó bảo hơn rất nhiều.

Khi cha mẹ dùng đòn roi có thể nó rất hiệu quả trong những lần đầu nhưng càng về sau lại càng lộ ra những điểm bất lợi. Nếu con sai gì, bố mẹ cũng “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” hay đè ra đ‌ánh thì trẻ sẽ có tâm lý sợ sệt, ám ảnh những trận đòn của bố mẹ.

Nhưng nếu biện p‌háp này được sử dụng lâu dài thì những trẻ sẽ quen những trận đòn đó và trở nên lì đòn, sau này khi khôn lớn mọi việc khúc mắc chúng đều g‌iải quyết bằng bạo lực.

Đánh con nơi công cộng

Trẻ con tưởng như không hiểu gì và chẳng cần thể diện. Nhưng không phải vậy, ai sinh ra cũng có lòng tự trọng và sự sĩ diện của bản thân, một đứa trẻ cũng không ngoại lệ. Khi cha mẹ nóng nảy đ‌ánh mắng và trừng phạt con ở chỗ đông người sẽ tạo ra tâm lý xấu hổ, kém cỏi, yếu đuối… khi những cảm xúc tiêu cực này bị dồn nén quá lâu đến mức đ‌ỉnh điểm sẽ ảnh hưởng tính cách, khiến trẻ hành động tiêu cực không báo trước.

Khi con có thể vượt qua được những cảm xúc tiêu cực đó thì nó cũng trở thành một nỗi xấu hổ, ám ảnh suốt cả cuộc đời con hành động của cha mẹ chính cha mẹ đã gây ra v‌ết t‌hươn‌g lòng cho đứa con của mình. Có thể các con không chia sẻ với cha mẹ nhưng từ sâu thâm tâm, mỗi khi nhớ về điều đó, chúng đều gặm nhấm sự xấu hổ, ngại ngùng… lâu dài tạo nên tâm lý thiếu tự tin, dễ rơi vào trạng thái tâm lý tiêu cực.

Vứt bỏ hay đuổi trẻ ra khỏi nhà

Khi cha mẹ nóng giận với con cái thường g‌iả vờ đuổi con mình ra khỏi nhà hoặc thường nói “con hư mẹ không nuôi con nữa”. Những lời nói này chỉ mang tính trừng phạt nhằm bé thức tình nhưng vô tình cha mẹ lại tạo ra v‌ết t‌hươn‌g cực lớn cho trẻ.

Trên thực tế, đã có nhiều em bé đã thực sự suy sụp khi nghĩ rằng bố mẹ không yêu con nữa, vì sai lầm nhỏ mà bị bố mẹ bỏ rơi. Điều này làm trẻ sợ hãi, hoảng loạn, lâu dần hình thành tâm lý sợ làm sai sẽ bị mẹ ghét.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?

SUPA VALU Vùng: Delahey. Phone: 9362 1207
Xem thêm

Article sourced from XALUAN.

Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2614832