Trẻ nghiện smartphone có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư não
ảnh minh họa
Sự gia tăng của các thiết bị không dây trên thế giới những năm trở lại đây đã dẫn đến việc con người phải phơi nhiễm nhiều hơn với bức xạ điện tử (RF-EMF). "nạn nhân" chính của RF-EMF chính là bộ não. Theo tính toán của các chuyên gia, nơi mà điện thoại được áp vào khi nghe gọi chính là khu vực não chịu lượng RF-EMF cao nhất.
Giáo sư Lennart Hardell, Khoa Ung bướu, Đại học Y (Thụy Điển) đã tiến hành thu thập số liệu từ 2 nghiên cứu về lĩnh vực mô bệnh học ung thư não. Nghiên cứu đầu tiên được thực hiện trên nhóm các bệnh nhân từ 20-80 tuổi, được chẩn đoán bệnh trong giai đoạn 1997-2003; nghiên cứu tiếp theo thực hiện ở nhóm bệnh nhân trong độ tuổi 18-75 và được chẩn đoán bệnh trong giai đoạn 2007-2009. Tất cả những ca bệnh này được thu thập từ 6 trung tâm ung bướu ở Thụy Điển.
Qua phân tích dữ liệu trên tổng cộng 1498 ca ung thư não độ tuổi trung bình là 52 đã ghi nhận được: 92% các bệnh nhân được chẩn đoán u thần Kinh đệm; 50,3% các trường hợp đã ở giai đoạn cuối của bệnh u thần Kinh đệm.
Đáng chú ý, dựa trên kết quả phân tích lối sống của các ca bệnh này, Giáo sư Lennart Hardell phát hiện ra rằng, những người có thời gian sử dụng điện thoại di động trên 1 năm có nguy cơ mắc u thần Kinh đệm cao hơn. Nguy cơ mắc bệnh cao nhất nằm ở nhóm bệnh nhân có thời gian sử dụng điện thoại lâu nhất: trên 25 năm. "Những người bắt đầu sử dụng điện thoại di động trước tuổi 20 có nguy cơ mắc u thần Kinh đệm cao gấp 5 lần so với người dùng sau tuổi 20. Bên cạnh đó, trẻ thường xuyên dùng điện thoại di động cũng có khả năng bị u thần Kinh thính giác, thậm chí có thể gây điếc" - Giáo sư Lennart Hardell nhấn mạnh về sự nguy hiểm của việc lạm dụng điện thoại di động từ khi còn trẻ.
Dựa trên nghiên cứu của mình, chuyên gia này cũng đề nghị các bác sĩ nên quan tâm đến vấn đề này để đưa ra các giải pháp phòng ngừa khi tư vấn cho người dân.
Theo một nghiên cứu khác, nguy cơ mắc ung thư từ việc lạm dụng điện thoại di động có liên quan đến những yếu tố sau:
-Số lượng cuộc gọi trung bình mỗi ngày, mỗi tuần hoặc mỗi tháng.
-Chiều dài trung bình của mỗi cuộc gọi.
-Đội tuổi bắt đầu sử dụng điện thoại di động lần đầu tiên và cả lần cuối cùng.
-Tổng số giờ sử dụng điện thoại di động trong cuộc đời (tính toán từ thời gian của mỗi cuộc cuộc gọi, tần suất gọi trung bình, tổng thời gian sử dụng).
Article sourced from XALUAN.
Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2679131