Trẻ chậm phát triển khi xem màn hình quá nhiều=
ảnh minh họa
Các bác sĩ kêu gọi cha mẹ hạn chế thời gian trẻ nhỏ xem màn hình hoặc thậm chí tránh hoàn toàn. Tất cả những giờ xem video hoặc chơi game đều gắn với việc chậm phát triển ngôn ngữ và khả năng nói, kỹ năng vận động tinh và thô, kỹ năng xã hội và hành vi.
Nhìn chung, thời gian xem màn hình sẽ lấy đi quỹ thời gian để trẻ em phát triển kỹ năng với các hoạt động như viết nguệch ngoạc bằng bút màu, hoạt động thể chất, tương tác với những đứa trẻ khác.
Trong nghiên cứu hiện tại, các nhà nghiên cứu đã khảo sát cha mẹ của hơn 2.400 trẻ em Canada để đánh giá thời gian xem màn hình ở trẻ 3 tuổi và 5 tuổi. Đánh giá thứ hai (ở trẻ 5 tuổi) cũng hỏi về các vấn đề hành vi như sự vô tâm, hung hăng cũng như các vấn đề như khó ngủ, trầm cảm và lo lắng ở trẻ.
Rất ít trẻ 5 tuổi gặp phải những vấn đề này: chỉ 1,2% số được khảo sát có biểu hiện hung hăng hoặc vô tâm và chỉ 2,5% mắc phải các vấn đề nội tâm như trầm cảm và lo lắng.
Nhưng so với những đứa trẻ có ít hơn nửa tiếng xem màn hình hàng ngày, những đứa trẻ xem màn hình hơn 2 tiếng mỗi ngày có nguy cơ mắc các vấn đề về khả năng chú ý cao hơn gần gấp sáu lần, nguy cơ tăng động giảm chú ý cao hơn gần gấp tám lần.
"Không bao giờ quá sớm để nói chuyện với con bạn về việc giới hạn thời gian xem màn hình", tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Piush Mandhane tại Đại học Alberta, Canada, cho biết qua email.
Các hướng dẫn của Canada khuyến nghị cha mẹ giới hạn thời gian xem màn hình dưới một giờ mỗi ngày đối với trẻ em từ 2 đến 4 tuổi và dưới hai giờ mỗi ngày đối với trẻ lớn hơn, các nhà nghiên cứu lưu ý trong báo cáo đăng trên tạp chí Plos One.
Những trẻ 3 tuổi trong nghiên cứu đã có thời gian xem màn hình vượt quá những giới hạn này, với trung bình 1,5 tiếng xem màn hình mỗi ngày. Trẻ 5 tuổi có thời gian xem màn hình trung trình 1,4 tiếng/ ngày.
Nhìn chung, gần 14% trẻ em nói chung có hơn 2 tiếng xem màn hình mỗi ngày.
Có thể một số trẻ em trong nghiên cứu vốn đã gặp thách thức về hành vi hoặc kỹ năng xã hội và do đó càng dành nhiều thời gian hơn trước màn hình vì không tương tác được với bạn bè đồng trang lứa.
Nghiên cứu này cũng không phải là một thử nghiệm có kiểm soát được thiết kế để chứng minh liệu thời gian xem màn hình có thể gây ra vấn đề về hành vi hay không.
"Nghiên cứu này không đưa ra bất kỳ kết luận nào về việc một số cách hoặc bối cảnh sử dụng phương tiện truyền thông có thể tốt hơn cho sự phát triển của trẻ em (so với các cách hoặc bối cảnh sử dụng khác - PV)", Andrew Ribner, một nhà nghiên cứu tâm lý học tại Đại học New York, người không tham gia nghiên cứu cho biết,
"Tuy nhiên, đã có nghiên cứu khác đã đề xuất thời gian xem màn hình nhưng là các nội dung có tốc độ chậm hơn, thực tế hơn và gây các phản ứng ngẫu nhiên - như hoạt hình Sesame Street (Hãy chơi cùng Sesame) hoặc Dora the Explorer (Nhà thám hiểm Dora) - thì sẽ tốt hơn so với các loại nội dung khác", bằng email.
Các nội dung có nhịp độ nhanh có thể làm trẻ nhỏ quen với những sự kích thích không tự nhiên, dẫn đến khả năng chú ý kém hơn do cuộc sống thực tế chậm hơn và không gay cấn như hoạt hình, Tiến sĩ Dimitri Christakis, giám đốc Trung tâm sức khỏe trẻ em, hành vi và phát triển tại viện nghiên cứu Seattle Children cho biết.
"Chúng tôi cũng biết, từ hàng thập kỷ nghiên cứu, rằng sự tương tác và vui chơi thực sự của con người rất quan trọng đối với sự phát triển nhận thức và kỹ năng xã hội", Christakis, người đã tham gia nghiên cứu, cho biết qua email. "Ngay cả khi nó vô hại, thì thời gian dành cho các thiết bị kỹ thuật số cũng lấy mất thời gian cho các tương tác này."
Ngoài việc giới hạn thời gian xem màn hình, cha mẹ nên tập trung vào việc tạo ra thời gian cho trẻ em thực hiện các hoạt động khác, Tiến sĩ Jenny Radesky tại bệnh viện Trẻ em C.S. Mott, Đại học Michigan ở Ann Arbor cho biết.
"Điều quan trọng hơn là giảm bớt sự phân tâm bởi thiết bị công nghệ trong bữa ăn, khi vui chơi và trước khi đi ngủ - và không cho trẻ em sử dụng công nghệ mỗi khi chúng buồn chán hay than vãn", ông Radesky, người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết qua email. "Trẻ em cần được học cách xử lý cảm xúc, chịu đựng sự buồn chán và tự nghỉ ngơi vào ban đêm."
Article sourced from XALUAN.
Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2652601