Top 10 món tráng miệng dịp Tết ở Trung Quốc

16:11' 24-01-2023
Tết Nguyên đán Quý Mão: Trung Quốc vốn nổi tiếng với nền ẩm thực đồ sộ. Thực đơn ngày Tết ở quốc gia này cũng rất phong phú và đa dạng với các món tráng miệng truyền thống độc đáo, mang nhiều ý nghĩa.

Bánh niên cao - Sự thịnh vượng và thăng tiến: Đây là loại bánh nổi tiếng nhất trong dịp Tết ở Trung Quốc. Bánh cao niên trong tiếng Trung có tên là “niángāo”. Trong đó, chữ “gāo” đồng âm với chữ "cao". Do đó, món bánh này là mong muốn cho một năm mới “cao hơn” năm cũ, tượng trưng cho sự thịnh vượng và thăng tiến. Ngoài ra, bánh có hình dạng tròn là biểu tượng của sự gắn kết, sum vầy. Ảnh: The Singapore Women's Weekly.

Chè trôi nước - Gia đình sum vầy: Món ăn có ý nghĩa rất quan trọng trong lễ hội đèn lồng Trung Quốc. Đây là ngày cuối cùng của dịp Tết Nguyên đán ở đất nước này. Phần bánh được làm từ gạo nếp và đậu đỏ hoặc đậu xanh. Bánh trôi tàu trong tiếng Trung được đọc là "tāngyuán", gần âm với từ đoàn tụ. Vì thế, món tráng miệng này thường được nấu trong những dịp đoàn viên gia đình và năm mới. Ảnh: The Spruce Eats.

Bánh rán vừng - Viên mãn: Loại bánh này được làm từ bột gạo nếp. Bên ngoài bánh được phủ lớp vừng thơm phức. Bên trong là nhân đậu mềm mịn. Người Trung Quốc cho rằng món bánh này là tượng trưng cho sự sung túc, phú quý bởi màu vàng ruộm của nó. Ảnh: Destination Review.

Bánh quai chéo - Đoàn tụ: Đây là đặc sản của thành phố Thiên Tân (Trung Quốc). Món bánh được làm từ hai hoặc ba thanh bột xoắn lại với nhau và chiên giòn. Bánh có hình dạng xoắn tượng trưng cho sự gắn kết, đoàn tụ của các thành viên trong gia đình. Ảnh: dashu83/Freepik.

Bánh đường vòng - Sự gắn bó: Món bánh này được trẻ em Trung Quốc rất yêu thích bởi hương vị ngọt ngào, béo ngậy, giòn tan. Những chiếc bánh có hình vòng lồng với nhau, ngụ ý cho sự gắn kết vô tận. Ảnh: Asian Inspirations.

Bánh bông lan - Thịnh vượng: Trong tiếng Hán, bánh bông lan được đọc là “fāgāo”.Chữ “fā” có nghĩa là “phát”, ngụ ý cho phát tài, phát lộc. Do đó, người Trung Quốc quan niệm ăn bánh bông lan trong ngày đầu năm, sự nghiệp sẽ càng thăng tiến. Trong dịp Tết, loại bánh thơm ngon này được chế biến với nhiều màu sắc khác nhau. Ảnh: Mashed.

Đậu phộng phủ bột chiên - Sức sống và tuổi thọ: Ở Trung Quốc, lạc còn được gọi là hạt trường thọ. Để mâm cơm ngày Tết thêm phong phú, người Trung Quốc đã nghĩ ra nhiều cách chế biến đậu phộng. Trong đó, đậu phộng tẩm bột chiên là cách làm phổ biến nhất. Ảnh: Allrecipes.

Kẹo lạc - Trường thọ và may mắn: Món tráng miệng này là cách chế biến sáng tạo từ đậu phộng. Kẹo có vị ngọt của đường mạch nha, giòn thơm của lạc hòa quyện với vị béo bùi từ vừng. Món ăn được người Trung Quốc truyền tai nhau là biểu tượng của may mắn, tốt lành trong năm mới. Ảnh: Top China Travel.

Bánh sachima - Ngọt ngào: Bánh có nguồn gốc từ thời Mãn Châu (Trung Quốc) vào những năm 1600. Món ăn gốc được chế biến từ bột, sau đó chiên giòn và phủ một lớp đường mạch nha cùng syrup. Ngoài ra, ở một số nơi loại bánh này còn được chế biến cùng trái cây sấy hoặc các loại hạt. Bánh sachima rất phổ biến ở các siêu thị và tiệm bánh Trung Quốc với hương vị ngọt, giòn tan. Ảnh: SBS.

Bánh quy óc chó - Hạnh phúc là món tráng miệng phổ biến đầu năm mới của Trung Quốc. Hạt óc chó được xem là loại hạt quý, chứa nhiều dinh dưỡng. Những chiếc bánh hấp dẫn này có hình dạng tròn giống hình đồng xu với hương vị thơm, mềm. Người Trung Quốc đưa món ăn này vào ngày Tết truyền thống với hy vọng một năm mới nhiều sức khỏe, may mắn và hạnh phúc. Ảnh: Pizzazzerie.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về Giáo dục?

Marian College Vùng: Sunshine West. Phone: 9363 1711
Xem thêm

Truờng trung học tại trung tâm Sunshine có nhiều học sinh gốc Việt theo học và thành công nhất


Article sourced from NEWS.

Original source can be found here: http://news.zing.vn/10-mon-trang-mieng-dip-tet-o-trung-quoc-post1394484.html